Bài giảng Khoa học Khối 4 - Bài 50- 51: Nóng, lạnh và nhiệt độ

pptx 21 Trang tieuhoc 16
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học Khối 4 - Bài 50- 51: Nóng, lạnh và nhiệt độ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Khoa học Khối 4 - Bài 50- 51: Nóng, lạnh và nhiệt độ

Bài giảng Khoa học Khối 4 - Bài 50- 51: Nóng, lạnh và nhiệt độ
 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN THẾ
 Môn: KHOA HỌC
 Lớp 4 
 TUẦN 25-26
 BÀI 50-51: NÓNG, LẠNH VÀ 
 NHIỆT ĐỘ Các em hãy quan sát các hình sau :
 Cốc nước nguội Cốc nước nóng Cốc nước có nước đá
 A B C
 Trong ba cốc nước, cốc A nóng hơn cốc nào và 
lạnh hơn cốc nào?
 Cốc A nóng hơn cốc C nhưng lạnh hơn cốc B. 
 Kết luận: Một vật có thể là vật nóng so với vật này 
nhưng là vật lạnh so với vật khác.
 Để diễn tả sự nóng, lạnh của các vật người ta dùng 
nhiệt độ. 2. Giới thiệu về nhiệt kế
 Để đo nhiệt độ của vật, ta sử dụng nhiệt kế. Có nhiều loại 
 nhiệt kế khác nhau: Nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt kế đo 
 nhiệt độ không khí
 * Nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể: 2. Giới thiệu về nhiệt kế
 Nhiệt 
Nhiệt 
 kế đo 
kế đo 
 nhiệt 
nhiệt 
 độ 
độ cơ 
 không 
thể.
 khí.
 Bài học: Để đo nhiệt độ của vật, ta sử dụng 
 nhiệt kế. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: Nhiệt kế 
 đo nhiệt độ cơ thể (hình a); nhiệt kế đo nhiệt độ 
 không khí (hình b); . . . . Các em hãy quan sát hình sau :
Nước Nước 
 đá đang 
 đang sôi
 tan
 - Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu ?
 - Nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu ?
 Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100oC, của nước đá
 đang tan là 0oC. * Cách đo nhiệt độ cơ thể:
Bước 1: Vẩy cho thủy ngân tụt hết xuống bầu 
trước khi đo.
Bước 2: Đặt bầu nhiệt kế vào nách và kẹp tay lại 
để giữ nhiệt kế.
Bước 3: Khoảng 5 phút lấy nhiệt kế ra, đọc 
nhiệt độ.
•Lưu ý: Khi đọc nhiệt độ cần nhìn mức chất lỏng 
trong ống theo phương vuông góc với ống nhiệt 
kế. Phần 2. Nóng, lạnh và nhiệt độ (Tiếp theo)
 1. Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
Thí nghiệm :
-Đặt một cốc nước nóng 
vào trong một chậu nước.
-Hãy dự đoán xem, một lúc 
sau mức độ nóng lạnh của 
cốc nước và chậu nước có 
thay đổi không? Nếu có thì 
thay đổi như thế nào ?
 Một lúc sau mức độ nóng lạnh của cốc nước và chậu 
nước có thay đổi.
 Nhiệt độ của cốc nước nóng giảm đi, nhiệt độ của 
chậu nước tăng lên. *Nêu một số ví dụ về các vật nóng lên hoặc 
lạnh đi.
 Ví dụ về các vật nóng lên. 2. Tìm hiểu sự co giãn của nước khi nóng lên
 và lạnh đi 
Thí nghiệm: 
-Tìm hiểu nước 
trong lọ nở ra hay co 
lại khi:
+ Đặt lọ nước vào 
nước nóng (hình 2b)
+ Đặt lọ nước vào 
nước lạnh (hình 2c) - Các em hãy dự đoán xem mức chất lỏng trong 
 ống nhiệt kế có thay đổi khi: 
 + Nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm
 + Nhúng bầu nhiệt kế vào nước lạnh
 Trả lời: Mức chất lỏng trong ống nhiệt kế thay đổi
 - Giải thích vì sao mức chất lỏng trong ống nhiệt kế 
 lại thay đổi khi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ khác nhau.
 Trả lời: Mức chất lỏng trong ống nhiệt kế thay đổi 
 vì đo các vật nóng, lạnh khác nhau.
 Kết luận: Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng, lạnh 
khác nhau, chất lỏng trong ống sẽ nở ra hay co lại khác 
nhau nên mực chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng khác 
nhau. Vật càng nóng, mực chất lỏng trong ống nhiệt kế 
càng cao. Dựa vào mực chất lỏng này, ta có thể biết 
được nhiệt độ của vật. Dặn dò: 
 - Học thuộc phần bài học.
 - Chuẩn bị bài: Các nguồn 
nhiệt và Nhiệt cần cho sự sống.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_khoi_4_bai_50_51_nong_lanh_va_nhiet_do.pptx