Bài giảng Lịch sử địa phương Lớp 4 - Huyện Củ Chi- Đất thép thành đồng

pptx 24 Trang tieuhoc 14
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử địa phương Lớp 4 - Huyện Củ Chi- Đất thép thành đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lịch sử địa phương Lớp 4 - Huyện Củ Chi- Đất thép thành đồng

Bài giảng Lịch sử địa phương Lớp 4 - Huyện Củ Chi- Đất thép thành đồng
 HỌC ONLINE
Trường Tiểu học Lê Văn Thế 
 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG –LỚP 4 
 HUYỆN CỦ CHI Tuần 25 
 ĐẤT THÉP THÀNH ĐỒNG Nguồn gốc tên gọi “ CỦ CHI”
 Do ở vùng đất Củ Chi vào 
thời đó có mọc rất nhiều cây Củ
Chi. 
 Cây Củ Chi là tên gọi dân
gian của cây mã tiền, đây là một
loại cây ở rừng, leo bằng móc, lá
mọc đối có ba gân, hoa trắng
quả tròn, hạt dẹt như khuy áo,
dùng làm thuốc ( rất độc nên 
không ăn được ). Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi :
+ Huyện Củ Chi có bao nhiêu xã, thị trấn ? Kể 
tên ? Sự phân chia đơn vị hành chính của Huyện
 Huyện Củ Chi có 01 thị trấn và 20 xã, phân chia đơn vị 
hành chính này giữ ổn định cho đến nay.
 - Thị trấn Củ Chi.
 - 20 xã: An Nhơn Tây, An Phú, Bình Mỹ, Hòa Phú, 
Nhuận Đức, Phạm Văn Cội, Phú Hòa Đông, Phú Mỹ Hưng, 
Phước Hiệp, Phước Thạnh, Phước Vĩnh An, Tân An Hội, 
Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Tân 
Thông Hội, Thái Mỹ, Trung An, Trung Lập Hạ, Trung lập 
Thượng. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Câu hỏi:
1/ Huyện Củ Chi có địa danh nào nổi tiếng và trở thành 
di tích lịch sử của huyện ?
2/ Hãy cho biết vì sao Huyện Củ Chi được goi là “ Củ 
Chi đất thép thành đồng ” Vào năm 1967, huyện Củ Chi được phong tặng danh hiệu
“Đất thép thành đồng” nhờ vào những chiến công hiển hách
trong thời kỳ kháng chiến. Địa đạo Củ Chi chính là nơi thu nhỏ
trận đồ sáng tạo của quân và dân ta, chính tại nơi đây, tinh thần
quật cường kháng chiến tại Củ Chi đã được thể hiện trong suốt
cuộc kháng chiến ác liệt.
 Địa đạo Củ Chi, địa điểm vô cùng nổi tiếng tại Củ Chi là công
trình quân sự đặc biệt của quân và dân ta trong thời kỳ kháng
chiến. Chỉ với những dụng cụ thô sơ như cuốc, chiếc ki xúc đất,
người dân tại Củ Chi đã kiên cường tạo nên công trình quân sự đồ
sộ với hệ thống đường ngầm dày đặc trong lòng đất có khả năng
nối liền các xã, các ấp. Tại đây, ở khu vực vành đai, nhà nào cũng
có hầm nối liền vào địa đạo, mỗi người dân lại trở thành một chiến
sĩ sẵn sàng đánh giặc giữ làng. Những tấm gương anh hùng của Huyên Củ Chi 
Anh hùng Lực lương Vũ trang Tô Văn Đực Anh hùng Lực lương Vũ trang Lê Văn Thế TỰ HÀO VỀ TRUNG ĐỘI DU KÍCH NỮ CỦ CHI 
 Sự cống hiến và hy sinh của các 
 chị đã tô thắm thêm truyền thống 
 vẻ vang của quê hương Củ Chi Đất 
 Thép thành đồng. Ghi nhận 
 những công lao đó, ngày 
 26/4/2018, Chủ tịch nước Cộng 
 hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
 đã ra Quyết định số: 623/QĐ-
 CTN về việc phong tặng danh 
 hiệu Anh hùng Lực lượng vũ 
 trang nhân dân cho Trung đội nữ 
 Du kích Củ Chi vì đã có thành 
 tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc 
 kháng chiến chống Mỹ, cứu 
 nước. Với ngần ấy sự đau đớn, chứng kiến biết
bao đổi thay để rồi kiên cường bất khuất tồn
tại trong hàng chục năm, thì chắc chắn rằng
danh hiệu “đất thép thành đồng” chính là
niềm tự hào cho mảnh đất Củ Chi ngày hôm
nay. SỰ THAY ĐỔI KHÔNG NGỪNG CỦA HUYỆN CỦ CHI Dặn dò : 
 Tìm hiểu về các sự kiện lịch sử, hình ảnh, gương các 
anh hùng của Xã Trung Lập Hạ.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_dia_phuong_lop_4_huyen_cu_chi_dat_thep_tha.pptx