Đề kiểm tra ĐK giữa HKI - tiếng Việt Lớp 5

doc 5 Trang tieuhoc 111
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra ĐK giữa HKI - tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra ĐK giữa HKI - tiếng Việt Lớp 5

Đề kiểm tra ĐK giữa HKI - tiếng Việt Lớp 5
 SỐ KTĐK GIỮA HKI - NH 2017 - 2018
HỌ TÊN: ............................................................................... BÁO DANH MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
 KIỂM TRA VIẾT
HỌC SINH LỚP: ............................................................... Thời gian 60 phút
 GIÁM THỊ STT
TRƯỜNG: Tiểu học Trần Văn Ơn
 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 ĐIỂM NHẬN XÉT GIÁM KHẢO STT
 CT LV V
/5 điểm I. CHÍNH TẢ (nghe - viết): Thời gian 15 phút
 Bài: “Mưa rào” (Viết đầu bài và đoạn “Một buổi có những đám mây  mưa 
 thực rồi.” - Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 Tập 1, trang 31)
 Hướng dẫn chấm chính tả
- Sai 1 lỗi trừ 0,5 điểm (sai lẫn phụ âm đầu, vần, thanh hoặc không viết hoa đúng quy định).
- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không sạch sẽ trừ 0,5 điểm. SỐ KTĐK GIỮA HKI - NH 2017 - 2018
 HỌ TÊN: ............................................................................... BÁO DANH MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
 KIỂM TRA ĐỌC
 HỌC SINH LỚP: .............................................................. GIÁM THỊ STT
 TRƯỜNG: Tiểu học Trần Văn Ơn
 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 ĐIỂM NHẬN XÉT GIÁM KHẢO STT
 ĐT ĐTT Đ
 I/ ĐỌC THÀNH TIẾNG: (Thời gian 1 phút)
 1/Giáo viên cho học sinh đọc thành tiếng 1 đoạn văn, đoạn thơ khoảng 100 tiếng trong số các bài đọc ở sách Tiếng Việt 5, tập 1 
(từ tuần 1 đến tuần 9). 
 2/ Giáo viên nêu từ 2 câu hỏi trở lên về nội dung trong bài đọc để học sinh trả lời.
 3/ Giáo viên ghi tên bài đọc:...................................................................................................................................................................
 Tiêu chuẩn cho điểm đọc Điểm (5 điểm)
 1. Đọc đúng tiếng, từ. / 1 đ
 2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. / 1 đ
 3. Giọng đọc bước đầu có biểu cảm. / 1 đ
 4. Tốc độ đọc đạt yêu cầu. / 1 đ
 5. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu. / 1 đ
 Cộng / 5 đ
 Hướng dẫn kiểm tra
 1. Đọc đúng tiếng, từ: 1 điểm 3. Giọng đọc:
 - Đọc sai từ 2 - 4 tiếng: 0,5 điểm - Chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm.
 - Đọc sai trên 5 tiếng: 0 điểm - Không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm
 2. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ: 1 điểm 4. Tốc độ đọc: Vượt 1 phút - 2 phút: 0,5 điểm.
 - Không ngắt, nghỉ hơi đúng từ 2 - 3 chỗ: 0,5 điểm Vượt 2 phút (đánh vần nhiều): 0 điểm
 - Không ngắt, nghỉ hơi đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm 5. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm.
Bài đọc: Miếng bánh mì cháy
 Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối 
nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát 
bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những 
lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.
 Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường 
học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin 
lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.
 Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: "Em à, anh thích bánh mì cháy 
mà."
 Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha 
tôi khoác tay qua vai tôi và nói:
 "Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại 
ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai 
trách móc cay nghiệt đấy."
 Rồi ông nói tiếp: "Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người 
không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật 
hay ngày kỷ niệm như một số người khác.
 Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và 
chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ 
lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ.
 Cuộc đời rất ngắn, đừng để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người 
cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó."
 Theo LFD-MINH ANH KTĐK GIỮA KỲ I - NĂM HỌC 2017-2018
 HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM 
 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
I. ĐỌC THẦM: (5 điểm) 
 BIỂU ĐIỂM NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Câu 1, 2, 3, 4, 6: Đánh dấu × vào ô trước Câu 1:  Bánh mì nướng. (0,5 điểm)
ý trả lời đúng, mỗi câu 0,5 điểm. Câu 2:  Cháy đen như than. (0,5 điểm)
- Câu 5, 7: Đánh dấu × vào ô trước ý trả lời Câu 3:  Cha ăn bình thường và hỏi việc học của con như 
đúng, mỗi câu được 1 điểm. mọi ngày. (0,5 điểm) 
* Không đánh dấu × hoặc đánh dấu × trước ý Câu 4:  Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt. (0,5 
sai hoặc đánh dấu × vào 2 ô trở lên trong điểm) 
một câu: 0 điểm.
 Câu 5:  Sự cảm thông giữa con người với con người. (1 
 điểm)
 Câu 6:  đứng gió, đứng máy, đứng hình. (0,5 điểm)
 Câu7:  Lên thác xuống ghềnh. (1 điểm) 
Câu 8: (0,5 điểm) Ví dụ:
- Đặt câu có từ dùng để miêu tả không gian, Cánh đồng lúa quê tôi rộng bát ngát, thẳng cánh cò bay.
đúng ngữ pháp, đúng chủ đề: 0,5 điểm
- Không viết hoa đầu câu hoặc thiếu dấu câu 
hoặc cả hai: 0 điểm.
- Sai ngữ pháp, không thành câu: 0 điểm.
 II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm)
 A.Yêu cầu: 
 1. Thể loại: Bài văn tả cảnh.
 2. Nội dung: Học sinh viết một bài văn tả cảnh sông nước ở quê em hoặc ở nơi khác theo nội dung, yêu cầu 
của đề bài, đúng cấu tạo bài văn tả cảnh đã học. Độ dài bài viết khoảng 15 câu, thể hiện rõ khả năng quan sát chân 
thực, chọn lọc chi tiết, diễn đạt trôi chảy và thể hiện tình cảm dành cho cảnh vật.
 3. Hình thức:
 - Viết được một bài văn có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 
 - Học sinh thể hiện quan sát bằng tất cả giác quan để sử dụng vào việc miêu tả một cách sinh động.
 - Học sinh biết dùng từ gợi tả về cảnh sông nước với những từ ngữ nhân hóa, so sánh gợi cảm để diễn đạt tình 
cảm của mình đối với cảnh vật được tả. Bài viết có trình tự miêu tả hợp lí.
 - Viết đúng ngữ pháp, chính tả; chữ viết rõ ràng, dễ đọc, trình bày sạch sẽ.
 B. Biểu điểm:
 - Điểm 4,5đ 5đ: Học sinh thực hiện đầy đủ các yêu cầu và có sáng tạo, diễn đạt mạch lạc, lời văn có cảm 
xúc, lỗi chung không đáng kể.
 - Điểm 3,5đ 4đ: Học sinh có thực hiện đầy đủ các yêu cầu nhưng còn rập khuôn, không quá 2 lỗi chung (lỗi 
từ ngữ, ngữ pháp, chính tả).
 - Điểm 2,5đ 3đ: Thực hiện các yêu cầu ở mức trung bình, có nêu được các nét chung về thể loại văn tả 
cảnh, không quá 3 lỗi chung.
 - Điểm 1,5đ 2đ: Bố cục thiếu cân đối, từ ngữ nghèo nàn, trùng lặp, diễn đạt lủng củng, chưa nêu được các 
nét đặc trưng của bài văn tả cảnh, không quá 4 lỗi chung.
 - Điểm 0,5đ 1đ: Nội dung lan man, lạc đề hoặc viết dở dang.
 Lưu ý: 
 1. Giáo viên chấm bài cần nắm vững yêu cầu và khi chấm vận dụng biểu điểm cho thích hợp để đánh giá 
đúng mức, công bằng bài làm học sinh. Điểm bài kiểm tra được tính theo quy định tại mục 2.1, Điều 2 của CV 
3287.
 2. Sau khi chấm xong từng bài, giám khảo kiểm tra lại, ghi điểm từng câu trả lời vào chỗ chấm bên lề trái của 
mỗi câu và ghi lời nhận xét vào bài kiểm tra (ghi được những nét nổi bật hoặc những việc cần lưu ý, cần khắc 
phục). Lời nhận xét có ý động viên, khuyến khích là chính, để giúp GV và PH có cơ sở tập trung bồi dưỡng và rèn 
luyện cho HS trong HKI. 
 3. Trả lại bài cho học sinh theo đúng hướng dẫn của Thông tư 22/2016.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dk_giua_hki_tieng_viet_lop_5.doc