Nội dung ôn tập tiếng Việt Lớp 5 tuần 21, 22, 23 - Tiết 41: Trí dũng song toàn
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập tiếng Việt Lớp 5 tuần 21, 22, 23 - Tiết 41: Trí dũng song toàn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập tiếng Việt Lớp 5 tuần 21, 22, 23 - Tiết 41: Trí dũng song toàn

UBND HUYỆN CỦ CHI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NHGĨA VIỆT NAM Trường TH Lê Văn Thế Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TỔ 5 NỘI DUNG HỌC TẬP (Tập đọc) TUẦN : 21-22-23 TUẦN 21 TRÍ DŨNG SONG TOÀN (tiết 41) I/ Mục tiêu: 1/ Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. - Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. - Biết đọc diễn cảm toàn bài với giọng lúc rắn rỏi, hào hứng, lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân lời các nhân vật. 2/ Hiểu nội dung chính của bài: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài. Nội dung tích hợp : ( KNS ) Giáo dục kĩ năng tự nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc) và giáo dục ý thức tư duy sáng tạo 3. Yêu thích môn học . II/ Các hoạt động dạy học Hoạt động 1:Luyện đọc Mục tiêu: Học sinh biết đọc trôi chảy, đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. -Chia bài văn thành 4 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu cho đến cho ra lẽ + Đoạn 2: tiếp theo cho đến Liễu Thăng + Đoạn 3: tiếp theo cho đến ám hại ông + Đoạn 4: phần còn lại. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Mục tiêu: Học sinh biết trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa để hiểu nội dung của bài. Câu 1: Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng? (Ông vờ khóc vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán: Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Giang Văn Minh tâu luôn: Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy TẬP ĐỌC TIẾNG RAO ĐÊM (tiết 42) I/ Mục tiêu: 1/Đọc trôi chảy toàn bài: - Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện linh hoạt phù hợp với tình huống trong mỗi đoạn: Khi chậm, trầm buồn, khi dồn dập, căng thẳng, bất ngờ. 2/ Hiểu nội dung chính của bài: Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn. II/ Các hoạt động dạy học Hoạt động 1:Luyện đọc Mục tiêu: Học sinh biết đọc trôi chảy, đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Chia bài thành 4 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu cho đến buồn não ruột. + Đoạn 2: tiếp theo cho đến bụi mịt mù. + Đoạn 3: tiếp theo cho đến cái chân gỗ. + Đoạn 4: phần còn lại. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Mục tiêu: Học sinh biết trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa để hiểu nội dung của bài. Câu 1: Đám cháy xảy ra vào lúc nào? ( Vào lúc nửa đêm) Câu 2:Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt? (Người đã dũng cảm cứu em bé là một thương binh nặng, chỉ còn một chân, khi rời quân ngủ làm nghề bán bánh giò. Khi gặp đám cháy, anh không chỉ báo cháy mà còn xả thân, lao vào đám cháy cứu người.) Câu 3: Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc? ( Người ta cấp cứu cho người đàn ông, bất ngờ phát hiện ra anh ta có một cái chân gỗ. Kiểm tra giấy tờ thì biết anh là một thương binh. Để ý đến chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và những chiếc bánh giò tung tóe, mới biết anh là người bán bánh giò.) Câu 4: Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống? (+ Mỗi công dân đều phải có ý thức giúp người khi gặp nạn. + Giúp người khác thoát khỏi hoạn nạn là làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn. TUẦN 22 Tập đọc LẬP LÀNG GIỮ BIỂN (tiết 43) I/ Mục tiêu: 1/Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài: - Đọc đúng các từ ngữ,câu,đoạn, bài. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng,sôi nổi ;biết phân biệt lời các nhân vật. 2/ Hiểu nội dung chính của bài: Ca ngợi những người dân chày táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng một cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời Tổ quốc. II/ Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Luyện đọc. Mục tiêu: Học sinh biết đọc trôi chảy, đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Chia bài thành 4 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu cho đến ra hơi muối. + Đoạn 2: tiếp theo cho đến để cho ai. + Đoạn 3: tiếp theo cho đến nhường nào. + Đoạn 4: phần còn lại. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Mục tiêu: Học sinh trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa để hiểu nội dung bài. Câu 1: Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì? ( Họp làng để đưa cả làng ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.) Câu 2: Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì? ( Ở đấy đất rộng, bải dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bấy lâu của những người dân chài là có đất rộng để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.) Câu 3: Tìm những chi tiết cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ. ( Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng dường nào.) Câu 4: Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào? Tập đọc CAO BẰNG (tiết 44) I/ Mục tiêu: Đọc trôi chảy toàn bài: Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện lòng yêu mến của tác giả với đất đai và những người dân Cao Bằng đôn hậu. Hiểu nội dung chính của bài: Ca ngợi Cao Bằng- mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ quốc. II/ Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Luyện đọc. Mục tiêu: Học sinh biết đọc trôi chảy, đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. - Chia bài thành 6 đoạn ứng với 6 khổ thơ. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Mục tiêu: Học sinh trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa để hiểu nội dung bài. Câu 1: Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng? ( Muốn đến Cao Bằng phải qua Đèo Gió, vượt Đèo Giàng, vượt đèo Cao Bắc. Cao Bằng rất xa xôi, hiểm trở: ) Câu 2:Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng? ( Những từ ngữ và hình ảnh: mận ngọt đón môi ta dịu dàng, chị rất thương, em rất thảo, ông lành như hạt gạo, bà hiền như suối trong.) Câu 3: Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng. ( Các hình ảnh thiên nhiên trong hai khổ thơ: Còn núi non Cao Bằng Đo làm sao cho hết Như lòng yêu đất nước. Sâu sắc người Cao Bằng. Đã dâng đến tận cùng. Hết tầm cao Tổ quốc Lại lặng thầm trong suốt Như suối khuất rì rào. Tập đọc PHÂN XỬ TÀI TÌNH (tiết 45) I/ Mục tiêu: Đọc trôi chảy toàn bài: Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án. Hiểu nội dung chính của bài: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của ông quan án. II/ Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Luyện đọc. Mục tiêu: Học sinh biết đọc trôi chảy, đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. - Chia bài thành 3 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu cho đến lấy trộm. + Đoạn 2: tiếp theo cho đến nhận tội. + Đoạn 3: phần còn lại. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Mục tiêu: Học sinh trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa để hiểu nội dung bài. Câu 1: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan xử việc gì? ( Người nọ tố người kia lấy vải của mình và nhờ quan xét xử.) Câu 2: Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp? ( Quan đã dùng nhiều cách khác nhau: . Cho đòi người làm chứng nhưng không có. . Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, thấy cũng có khung cửi, cũng đi chợ bán vải. . Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một nửa. Thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại. Vì quan hiểu phải tự tay mình làm ra tấm vải, mang bán tấm vải để lấy tiền mới thấy đau xót, tiếc khi công sức lao động của mình bị phá bỏ nên bật khóc khi tấm vải bị xé.) Câu 3: Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa. ( + Quan án nói sư cụ biện lễ cúng phật, cho gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó, vừa chạy đàn vừa niệm phật. Đánh đòn tâm lí “Đức phật rất thiêng, ai gian Phật sẽ làm thóc trong tay người đó nảy nầm” rồi quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem, lập tức cho bắt vì theo quan chỉ kẻ có tật mới hay giật mình.) Câu 4: Vì sao quan án dung cách trên? Chọn ý trả lời đúng: Tập đọc CHÚ ĐI TUẦN (tiết 46) I/ Mục tiêu: Đọc trôi chảy toàn bài: Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, triều mến, thể hiện tình cảm thương yêu của người chiến sĩ công an với các cháu học sinh miền Nam Hiểu nội dung chính của bài: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu học sinh; sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu. Học thuộc lòng bài thơ. II/ Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Luyện đọc. Mục tiêu: Học sinh biết đọc trôi chảy, đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. - Chia bài thành 4 đoạn với 4 khổ thơ. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Mục tiêu: Học sinh trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa để hiểu nội dung bài. Câu 1: Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? ( Người chiến sĩ đi tuần trong đêm tối, mùa đông, gió lạnh khi mà tất cả mọi người đã yên giấc ngủ.) Câu 2 ( giảm tải) Câu 3: Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào? ( * Những từ ngữ và chi tiết thể hiện tình cảm: cách xưng hô thân mật: chú, cháu, các cháu ơi; dùng các từ; yêu mến, lưu luyến. Các chi tiết: hỏi thăm giấc ngủ có ngon không; dặn các cháu cứ yên tâm ngủ nhé; các chú tự nhủ đi tuần tra để giữ mãi ấm nơi cháu nằm. *Những từ ngữ, chi tiết thể hiện mong ước: các chú hỏi han, mong các cháu luôn tiến bộ, cuộc đời đẹp tươi.) Câu 4: Học thuộc lòng những câu thơ mà em thích. III/ Nộị dung bài học: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu học sinh; sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu. CHÚC CÁC EM HỌC TỐT b/ Do nó chủ quan nên nó bị điểm kém. c/ Nhờ bạn giúp đỡ nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập. MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU - TUẦN 22 Bài: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ (tiết 43) 2/ Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện – kết quả hoặc giả thiết – kết quả: Trả lời: a/ Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại. ( nếu như thì, nếu mà thì) b/ Hễ bạn nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi. c/ Nếu ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi. (giá thì) 3/ Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện – kết quả hoăc giả thiết – kết quả: Trả lời: a/ Hễ em được điểm tốt thì cả nhà đều vui. ( em sẽ được thưởng) b/ Nếu chúng ta chủ quan thì chúng ta sẽ thất bại. (địch sẽ lợi dụng cơ hội tấn công) c/Nếu mà chịu khó học hành thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập. ( giá như Hồng chăm chỉ hơn ) Bài: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ (tiết 44) 1/ Phân tích cấu tạo của các câu ghép sau: Trả lời: a/ Mặc dù giặc Tây hung tàn / nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ. b/ Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. 2/ Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản: a/ Tuy hạn hán kéo dài nhưng cây cối vẫn tươi tốt. ( nhưng vườn rau nhà em vẫn xanh tốt) b/ Tuy trời đã tối nhưng các cô gái vẫn miệt mài trên đồng ruộng. ( Mặc dù mặt trời đã khuất sau ngọn tre ) 3/ Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẫu chuyện sau: Trả lời: Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8. TẬP LÀM VĂN - TUẦN 21 Bài: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG (Tiết 41) Đề bài: Khi xây dựng chương trình công tác của liên đội trong năm học, ban chỉ huy liên đội trường em dự kiến tổ chức một số hoạt động sau đây: ( HS đọc 5 hoạt động SGK – TV5 tập 2/32) HS chọn 1 trong 5 hoạt động được nêu trong SGK để lập lập chương trình hoạt động gồm 3 ý chính sau: 1/ Mục tiêu: Củng cố kiến thức về cách lập chương trình hoạt động. Biết lập chương trình cho một hoạt động tập thể. Giúp học sinh mở rộng vốn sống, rèn tư duy lô-gich, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách. 2/ Nội dung tích hợp: Giáo dục ý thức hợp tác tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động. Thể hiện sự tự tin và đảm nhận trách nhiệm . 3/ Tiến trình lập chương trình hoạt động: Ví dụ: CHƯƠNG TRÌNH HỘI TRẠI CHÚNG EM TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN 1/ Mục đích: - Vui chơi, cùng tham gia các hoạt động chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3. - Gắn bó thêm với bạn bè, rèn luyện ý thức, tinh thần tập thể. 2/ Công việc, phân công: -Lập ban chỉ huy gồm Ban cán sự lớp. Chuẩn bị: - Lều trại - Dụng cụ chơi thể thao - Trang phục, đạo cụ, các tiết mục văn nghệ. - Đồ ăn. - Túi thuốc, bông băng 3/ Tiến trình: - 07 giờ: có mặt tại địa điểm qui định, kiểm tra lại sự chuẩn bị. - 07 giờ 30 đến 08 giờ 30: Ban chỉ huy nhận vị trí cắm trại, chỉ huy việc dựng lều, xếp đồ ăn vào lều, trang trí lều. - 09 giờ đến 11 giờ 30: dự khai mạc hội trại, thi thể thao, văn nghệ. a/ Thế nào là kể chuyện? ( Là kể một chuỗi sự việc có đầu, cuối; liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện nói lên một điều có ý nghĩa.) b/ Tính cách của nhân vật đươc thể hiện qua những mặt nào? ( - Hành động của nhân vật. - Lời nói, ý nghĩ của nhân vật. - Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu .) c/ Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào? ( Có 3 phần: - Mở đầu: Mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp. - Thân bài: diễn biến câu chuyện. - Kết thúc: Không mở rộng hoặc mở rộng) 2/ Đọc câu chuyện SGK – TV 5/ tập 2/trang 42,43 và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn ý trả lời đúng nhất: 2.1/ Câu chuyện trên có mấy nhân vật? (Bốn) 2.2/ Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?( Cả lời nói và hành động) 2.3/ Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì? ( Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.)
File đính kèm:
noi_dung_on_tap_tieng_viet_lop_5_tuan_21_22_23_tiet_41_tri_d.docx