Ôn tập lý thuyết Khoa học Lớp 4 - Bài 42-47

doc 8 Trang tieuhoc 90
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập lý thuyết Khoa học Lớp 4 - Bài 42-47", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập lý thuyết Khoa học Lớp 4 - Bài 42-47

Ôn tập lý thuyết Khoa học Lớp 4 - Bài 42-47
 Bài 42: Sự lan truyền âm thanh
1. Sự lan truyền âm thanh trong không khí.
Tại sao khi gõ trống, tai ta nghe được tiếng trống?
Sự lan truyền của âm thanh đến tai ta như thế nào? 
Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm: lon sữa bò, giấy vụn, dây chun, túi ni lông, trống nhỏ.
Chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm: Đặt dưới trống một cái ống bơ, miệng ống bơ bọc 
ni lông trên đó rắc ít giấy vụn và gõ trống ta thấy các mẫu giấy vụn nảy lên, tai ta nghe thấy 
tiếng trống.
Khi gõ trống, em thấy có hiện tượng gì xảy ra?
 - Khi gõ trống ta còn thấy tấm ni lông rung.
Vì sao tấm ni lông rung lên?
 - Khi gõ trống em thấy tấm ni lông rung lên làm các mẫu giấy vụn chuyển động, nảy 
 lên, mặt trống rung và nghe thấy tiếng trống.
 - Tấm ni lông rung lên là do âm thanh từ mặt trống rung động truyền tới.
Giữa mặt ống bơ và trống có chất gì tồn tại? Vì sao em biết?
 - Giữa mặt ống bơ và trống có không khí tồn tại. Vì không khí có ở khắp mọi nơi, ở 
 trong mọi chỗ rỗng của vật.
Trong thí nghiệm này, không khí có vai trò gì trong việc làm cho tấm ni lông rung động?
 - Trong thí nghiệm này không khí là chất truyền âm thanh từ trống sang tấm ni lông, 
 làm cho tấm ni lông rung động.
Khi mặt trống rung, lớp không khí xung quanh như thế nào?
- Kết luận: Mặt trống rung động làm cho không khí xung quanh cũng rung động. Rung động 
này lan truyền trong không khí. Khi rung động lan truyền tới miệng ống sẽ làm cho tấm ni 
lông rung động và làm cho các mẩu giấy chuyển động. Tương tự như vậy, khi rung động lan 
truyền tới tai ta, sẽ làm màng nhĩ rung động, nhờ đó ta có thể nghe được âm thanh.
HS đọc mục Bạn cần biết trang 84.
2. Âm thanh lan truyền qua chất lỏng, chất rắn.
Hãy giải thích tại sao khi áp tai vào thành chậu, em vẫn nghe thấy tiếng chuông đồng hồ 
kêu mặc dù đồng hồ đã bị buộc trong túi nilon.
Thí nghiệm trên cho thấy âm thanh có thể lan truyền qua môi trường nào?
 - Khi đã buộc chặt đồng hồ trong túi nilon rồi thả vào chậu nước ta vẫn nghe thấy tiếng 
 chuông khi áp tai vào thành chậu là do tiếng chuông đồng hồ lan truyền qua túi nilon, 
 qua nước, qua thành chậu và lan truyền tới tai ta.
 - Âm thanh có thể lan truyền qua chất lỏng, chất rắn.
Kết luận: Âm thanh không chỉ truyền được qua không khí, mà truyền qua chất rắn, chất 
lỏng. Ngày xưa, ông cha ta còn áp tai xuống đất để nghe tiếng vó ngựa của giặc, đoán xem 
chúng đi tới đâu, nhờ vậy ta có thể đánh tan lũ giặc.
3. Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi lan truyền ra xa.
Khi đưa ống bơ ra xa em thấy có hiện tượng gì xảy ra? Kết luận: Mỗi người có một sở thích về âm thanh khác nhau. Những âm thanh hay, có ý 
nghĩa đối với cuộc sống sẽ được ghi âm lại, việc ghi âm lại âm thanh có ích lợi như thế nào? 
các em cùng học tiếp.
 3. Ích lợi của việc ghi lại được âm thanh
Em thích nghe Tiết hát nào? Lúc muốn nghe Tiết hát đó em làm như thế nào?
Việc ghi lại âm thanh có ích lợi gì?
 - Việc ghi lại âm thanh giúp cho chúng ta có thể nghe lại được những Tiết hát, đoạn 
 nhạc hay từ nhiều năm trước.
 - Việc ghi lại âm thanh còn giúp cho chúng ta không phải nói đi nói lại nhiều lần một 
 điều gì đó.
Hiện nay có những cách ghi âm nào?
 - Hiện nay người ta có thể dùng băng hoặc đĩa trắng để ghi âm thanh.
Kết luận: Nhờ có sự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo của các nhà bác học, đã để lại cho chúng 
ta những chiếc máy ghi âm đầu tiên. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, người 
ta có thể ghi âm vào băng cát- xét, đĩa CD, máy ghi âm, điện thoại.
 HS lưu ý:
 - Nêu được vai trò của âm thanh đối với cuộc sống (giao tiếp với nhau qua nói chuyện, 
 hát, nghe; dùng làm các tín hiệu: tiếng còi xe, tiếng trống, tiếng kẻng,) Nêu được 
 ích lợi của việc ghi lại âm thanh.
 - Biết đánh giá, nhận xét về sở thích âm thanh của mình.
 Bài 44: Âm thanh trong cuộc sống (Tiếp theo)
 1. Các loại tiếng ồn và nguồn gây tiếng ồn
Quan sát các hình minh hoạ trong SGK và trả lời câu hỏi:
 Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu?
 - Tiếng ồn có thể phát ra từ: tiếng động cơ ô tô, xe máy, ti vi, loa đài, chợ, trường học 
 giờ ra chơi, chó sủa trong đêm, máy cưa, máy khoan bê tông.
Nơi em ở có những loại tiếng ồn nào?
 - Những loại tiếng ồn: tiếng tàu hoả, tiếng loa phóng thanh công cộng, loa đài, ti vi mở 
 quá to, tiếng phun sơn từ cửa hàng hàn xì, tiếng máy trộn bê tông, tiếng ồn từ chợ, 
 tiếng công trường xây dựng 
Theo em, hầu hết các loại tiếng ồn là do tự nhiên hay con người gây ra?
 - Hầu hết các loại tiếng ồn là do con người gây ra.
Kết luận: Hầu hết tiếng ồn trong cuộc sống là do con người gây ra như sự hoạt động của 
các phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, hàng không. Ở trong nhà thì các loại 
máy giặt, tủ lạnh, ti vi, máy ghi âm,  cũng là nguồn gây tiếng ồn. 
 2. Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống Kết luận: Ban ngày vật tự phát sáng duy nhất là Mặt trời, còn tất cả mọi vật khác được mặt 
trời chiếu sáng. Anh sáng từ mặt trời chiếu lên tất cả mọi vật nên ta dễ dàng nhìn thấy 
chúng. Vào ban đêm, vật tự phát sáng là ngọn đèn điện khi có dòng điện chạy qua.Còn Mặt 
trăng cũng là vật được chiếu sáng là do được Mặt trời chiếu sáng. Mọi vật mà chúng ta nhìn 
thấy ban đêm là do được đèn chiếu sáng hoặc do ánh sáng phản chiếu từ Mặt trăng chiếu 
sáng.
 2. Ánh sáng truyền theo đường thẳng.
Nhờ đâu ta có thể nhìn thấy vật?
 - Ta có thể nhìn thấy vật là do vật đó tự phát sáng hoặc có ánh sáng chiếu vào vật đó.
Theo em, ánh sáng truyền theo đường thẳng hay đường cong?
 - Ánh sáng truyền theo đường thẳng.
 3. Vật cho ánh sáng truyền qua và vật không cho ánh sáng truyền qua.
Hãy cho biết với những đồ vật nào ta có thể nhìn thấy ánh sáng của đèn?
 Vật không cho 
 Vật cho ánh 
 ánh sáng truyền 
 sáng truyền qua
 qua
 - Thước kẻ bằng 
 - Tấm bìa, hộp 
 nhựa trong, tấm 
 sắt, quyển vở.
 kính thuỷ tinh.
Ứng dụng liên quan đến các vật cho ánh sáng truyền qua và những vật không cho ánh sáng 
truyền qua người ta đã làm gì?
 - Ứng dụng sự kiện quan, người ta đã làm các loại cửa bằng kính trong, kính mờ hay 
 làm cửa gỗ.
Kết luận: Anh sáng truyền theo đường thẳng và có thể truyền qua các lớp không khí, nước, 
thuỷ tinh, nhựa trong. Anh sáng không thể truyền qua các vật cản sáng như: tấm bìa, tấm 
gỗ, quyển sách, chiếc hộp sắt hay hòn gạch, Ứng dụng tính chất này người ta đã chế tạo 
ra các loại kính vừa che bụi mà vẫn có thể nhìn được, hay chúng ta có thể nhìn thấy cá bơi, 
ốc bò dưới nước,
 4. Mắt nhìn thấy vật khi nào?
Mắt ta nhìn thấy vật khi nào?
 - Mắt ta nhìn thấy vật khi:
Vật đó tự phát sáng.
Có ánh sáng chiếu vào vật.
Không có vật gì che mặt ta.
Vật đó ở gần mắt
HS đọc thí nghiệm 3 / 91.
Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi nào?
 - Khi đèn trong hộp chưa sáng, ta không nhìn thấy vật.
 - Khi đèn sáng ta nhìn thấy vật.
 - Chắn mắt bằng 1 cuốn vở, ta không nhìn thấy vật nữa.
 - Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt. - Bóng của vật sẽ xuất hiện ở phía sau vật cản sáng khi nó được chiếu sáng. Vào buổi 
 trưa, khi Mặt trời chiếu sáng ở phương thẳng đứng thì bóng sẽ ngắn lại và ở ngay 
 dưới vật. Buổi sáng Mặt trời mọc ở phía Đông nên bóng của vật sẽ dài ra, ngả về phía 
 Tây, buổi chiều Mặt trời chếch về hướng Tây nên bóng của vật sẽ dài ra, ngả về phía 
 Đông.
Bóng của vật thay đổi khi nào?
 - Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
Làm thế nào để bóng của vật to hơn? 
 - Muốn bóng của vật to hơn, ta nên đặt vật gần với vật chiếu sáng.
Kết luận: Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên bóng của vật phụ thuộc vào vật chiếu 
sáng hay vị trí của vật chiếu sáng.
HS lưu ý:
 - Tự làm thí nghiệm để thấy được bóng tối xuất hiện ở phía sau vật cản sáng khi được 
 chiếu sáng.
 - Đoán đúng vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản.
 - Hiểu được bóng tối của vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu 
 sáng đối với vật đó thay đổi.
 Bài 47: Ánh sáng cần cho sự sống
 1. Vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật
Em có nhận xét gì về cách mọc của cây đậu?
 - Các cây đậu khi mọc đều hướng về phía có ánh sáng. Thân cây nghiêng hẳn về phía 
 có ánh sáng.
Cây có đủ ánh sáng sẽ phát triển như thế nào? 
 - Cây có đủ ánh sáng sẽ phát triển bình thường, lá xanh thẫm, tươi.
Cây sống nơi thiếu ánh sáng sẽ ra sao?
 - Cây sống nơi thiếu ánh sáng bị héo lá, úa vàng, bị chết.
Điều gì sẽ xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng?
 - Không có ánh sáng, thực vật sẽ không quang hợp được và sẽ bị chết.
Kết luận: Anh sáng rất cần cho sự sống của thực vật. Ngoài vai trò giúp cây quang hợp, ánh 
sáng còn ảnh hưởng đến quá trình sống khác của thực vật như: hút nước, thoát hơi nước, hô 
hấp, sinh sản, . Không có ánh sáng, thực vật sẽ mau chóng tàn lụi vì chúng cần ánh sáng 
để duy trì sự sống.
HS quan sát tranh minh hoạ 2 / 94 SGK và hỏi: Tại sao những bông hoa này lại có tên là 
hoa hướng dương?
 2. Nhu cầu về ánh sáng của thực vật
Tại sao một số loài cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa, các cánh đồng, thảo 
nguyên,  được chiếu sáng nhiều? Trong khi đó lại có một số loài cây sống được trong 
rừng rậm, hang động?

File đính kèm:

  • docon_tap_ly_thuyet_khoa_hoc_lop_4_bai_42_47.doc