Bài giảng Tập làm văn - Bài: Luyện tập quan sát cây cối (tiết 1+2) - tiếng Việt Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tập làm văn - Bài: Luyện tập quan sát cây cối (tiết 1+2) - tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tập làm văn - Bài: Luyện tập quan sát cây cối (tiết 1+2) - tiếng Việt Lớp 4
TUẦN 22 TẬP LÀM VĂN (Tiết 1) Bài : LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI Câu 1 Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét: a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào? Gợi ý: Em xét xem mỗi bài văn đó đã miêu tả cây cối theo trình tự nào trong hai trình tự sau: - Tả từng bộ phận của cây. - Tả từng thời kì phát triển của cây. Ta thấy: - Trong bài Sầu riêng, tác giả quan sát cây sầu riêng theo trình tự: xem xét hương vị của sầu riêng, quan sát hoa trái sầu riêng và cuối cùng là quan sát dáng vẻ của cây sầu riêng. - Trong bài Bãi ngô, tác giả quan sát cây ngô theo trình tự sau: sự phát triển của cây ngô từ lúc mới trồng đến lúc cây đã lớn, ra hoa, trổ bắp, kết hạt rồi ngô già tới mùa thu hoạch. - Trong bài Cây gạo, tác giả quan sát mùa cây gạo trổ hoa, rồi các cánh hoa rụng dần và cuối cùng những quả gạo xuất hiện cho tới lúc quả tách vỏ để các múi bông trắng nổ ra. b) Các tác giả quan sát cây bằng các giác quan nào? Gợi ý: Em đọc kĩ lại từng bài và trả lời. Ta thấy: - Các tác giả quan sát trước hết bằng thị giác (nhìn ngắm). Ngoài ra, các tác giả còn quan sát cây cối hoa trái bằng khứu giác (ngửi mùi thơm) và vị giác (cảm nhận vị ngon, bùi, béo khi ăn). c) Chỉ ra những hình ảnh so sánh và nhân hóa. Chúng có tác dụng gì trong bài văn? Gợi ý: - So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật kia có nét tương đồng. Có sử dụng các từ so sánh như: như, là, như là, tựa, tựa như,... - Nhân hoá là gọi hoặc tả các sự vật bằng các từ ngữ vốn chỉ được dùng để gọi hoặc tả con người. Ta thấy: Các hình ảnh so sánh: Gợi ý: Em đọc lại cả ba bài để tìm điểm giống và khác. Ta thấy: - Miêu tả một loài cây có điểm giống và cũng có điểm khác với miêu tả một cây cụ thể - Điểm giống nhau là: Khi tả một cây cụ thể cũng phải nắm vững thời điểm trổ bông, ra trái của các loài cây đó. Một cây cụ thể cũng mang đặc điểm của cả loài cây về hình dáng, kích thước, về màu lá, sắc hoa.. - Điểm khác nhau là: Khi tả một loài cây thì người ta thường chú ý đến việc miêu tả giới thiệu sự phát triển của loài cây đó. Người ta cũng cần chú ý đến các đặc điểm chung và lợi ích mà loài cây đó mang lại. Khi tả một cây cụ thể, người ta đặc biệt chú ý đến vị trí riêng biệt mà nó mọc, hình dáng cụ thể của nó và những nét riêng mà các cây khác cùng loài không hẳn có. Câu 2 Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường em (hoặc nơi em ở) và ghi lại những gì em quan sát được. Chú ý kiểm tra xem: a. Trình tự quan sát của em có hợp lí không? b. Em đã quan sát bằng những giác quan nào? c. Cái cây em quan sát có gì khác với những cây khác cùng loài? Gợi ý: Em quát sát và tìm kiếm những đặc điểm nổi bật (thân, cành, lá, hoa, quả, ) của cây đó. Ví dụ: 1. Mở bài: Trong miếng đất nhỏ ngay trước cửa nhà em, em có trồng một khóm hoa hồng. 2. Thân bài: - Thân cây hồng nhỏ, thấp, chia làm nhiều cành, nhánh mảnh mai. - Lá hồng nhỏ, màu xanh thẫm, có răng cưa viền quanh mép lá. - Thân và cành mọc ra những chiếc gai ngắn nhưng nhọn sắc. - Hồng thường nhú nụ ở đầu cành. Nụ hoa lúc đầu có màu xanh nhạt và chỉ bé bằng cái hạt chanh. - Nụ hoa lớn dần lên và hé nở để lộ ra màu đỏ của cánh hoa. - Khi hoa đã nở bung, những cánh hoa đỏ thắm xếp chồng lên nhau. - Giữa hoa có nhị hoa màu vàng. - Buổi sáng sớm, khi ngắm những bông hoa còn long lanh một vài giọt sương đêm, thì em thích thú vô cùng. Từ những cánh hồng, một mùi thơm dịu nhẹ bay ra thơm ngát. không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười. Bấy giờ đã đầu tháng sáu. Mới sau có một tháng, cây sồi già đã thay đổi hẳn, tỏa rộng thành vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu, đang say sưa ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều. Không còn thấy những ngón tay co quắp, những vết sẹo và vẻ ngờ vực, buồn rầu trước kia. Xuyên qua lớp vỏ cứng già hàng thế kỉ, những khóm lá non xanh tươi đã đam thẳng ra ngoài. Thật khó lòng tin được chính cây sồi già cằn cỗi kia đã sinh ra chùm lá non xanh mơn mởn ấy. Thep Lép Tôn-xtôi Đọc thêm Cây tre Thân tre vừa tròn lại vừa gai góc. Trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực em, búp vượt quá đầu em Em cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút, ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương. Bùi Ngọc Sơn Gợi ý: Em đọc kĩ từng đoạn văn để tìm hiểu về những điểm đặc biệt trong từng đoạn văn. Ta thấy: - Trong đoạn văn tả lá bàng, nhà văn Đoàn Giỏi đặc biệt chú ý đến sự thay đổi màu sắc của lá bàng trong bốn mùa xuân, hạ, thu đông. - Trong đoạn văn Bàng thay lá, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường chú ý nhiều đến hình dáng của những chiếc lá non mới mọc trên cành bàng. - Trong đoạn Cây sồi già, nhà văn Lep Tôn-xtôi đã chú ý đến dáng vẻ của cây sồi già trước khi nó trổ lá non và sau khi nó trổ lá non. Hai dáng vẻ tương phản nhau làm nổi bật sức sống mãnh liệt của cây sồi đã sống nhiều năm trên mặt đất. - Trong đoạn Cây tre, tác giả Bùi Ngọc Sơn tập trung vào quan sát và miêu tả những búp măng non. Câu 2 Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích. Gợi ý: - Lựa chọn bộ phận cây muốn miêu tả.
File đính kèm:
- bai_giang_tap_lam_van_bai_luyen_tap_quan_sat_cay_coi_tiet_12.doc