Bài giảng tiếng Việt Lớp 3 - Bài 26: Em biết những ngày lễ hội truyền thống nào?
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng tiếng Việt Lớp 3 - Bài 26: Em biết những ngày lễ hội truyền thống nào?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng tiếng Việt Lớp 3 - Bài 26: Em biết những ngày lễ hội truyền thống nào?
TUẦN 26: Từ 20 / 4 / 2020 đến 24 / 4 / 2020 Tiếng Việt Bài 26A: EM BIẾT NHỮNG NGÀY LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG NÀO? 1. Em hãy kể việc em đã làm để chuẩn bị đón tết. Gợi ý: - Việc em đã làm là gì ? - Kể lại công việc em đã làm. 2. Mẹ hoặc Ba của em đọc câu chuyện dưới đây cho em nghe 1 đến 2 lần. Khi đọc chú ý ngắt hơi ở dấu phẩy, dấu ngoặc kép và nghỉ hơi lâu hơn ở dấu chấm cuối câu nhé. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử 1. Đời Hùng vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên bờ sông Hồng, có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không. 2. Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn và sang trọng tiến dần đến. Đó là thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng đang du ngoạn. Chàng hoảng hốt, chạy tới khóm lau thưa trên bãi, nằm xuống, bới cát phủ lên mình để ẩn trốn. Nào ngờ, công chúa thấy cảnh đẹp, ra lệnh cắm thuyền, lên bãi dạo rồi cho vây màn ở khóm lau mà tắm. Nước giội làm trôi cát đi, để lộ một chàng trai khỏe mạnh. Công chúa rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết rõ tình cảnh nhà chàng, nàng rất cảm động và cho là duyên trời sắp đặt, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên với chàng. 3. Sau đó, hai vợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh mà tìm thầy học đạo và đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa nuôi tằm, dệt vải. Cuối cùng, cả hai đều hóa lên trời. Sau khi về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc. 4. Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông. Theo HOÀNG LÊ ( Đọc gặp dấu phẩy em ngắt hơi, gặp dấu chấm em nghỉ hơi lâu hơn. ) * Câu hỏi 3: Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử ? .. * Câu hỏi 4: Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì? ( Em đọc lại đoạn 3 rồi trả lời nhé ) .. . * Câu hỏi 5: Nhân dân đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử ? ( Em đọc lại đoạn 4 và đoạn 4 rồi trả lời nhé ) .. * Câu hỏi 6: Nội dung câu chuyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử muốn nói lên điều gì? . .. Bài 26B : NHỮNG NGÀY HỘI DÂN GIAN ( Tiết 1) * Nhiệm vụ 1: Em xem ảnh và nói về từng bức ảnh dưới đây em nhé. Gợi ý: - Ảnh cho em biết về ngày hội nào? - Trẻ em trong ảnh đang làm gì ? - Em đã tham dự ngày hội này chưa ? - Ngày hội đó có gì vui ? * Nhiệm vụ 2: Em xem các tranh dưới đây và chọn tên đoạn truyện phù hợp với mỗi tranh em nhé. - Tên đoạn truyện : + Cuộc gặp gỡ kì lạ + Truyền nghề cho dân + Uống nước nhớ nguồn + Tình cha con * Nhiệm vụ 1: Em chọn nghĩa thích hợp ở cột B cho từ ngữ ở cột A. A B Lễ Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội Hội Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt Lễ hội Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa * Nhiệm vụ 2 : Em tìm tên một số lễ hội (hội), hoạt động trong lễ hội (hội) và viết vào bảng nhóm em nhé. Tên lễ hội (hội) Tên hoạt động trong lễ hội (hội) M : Lễ hội đền Hùng M : thắp hương, tưởng niệm, * Nhiệm vụ 3 : Em nghe mẹ hoặc ba đọc rồi em viết đoạn văn trong bài Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử ( Từ Sau khi đã về trời đến hết ) trang 64 em nhé. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử Sau khi đã về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc. Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông. (Theo Hoàng Lê) * Hướng dẫn đáp án: * Nhiệm vụ 1: Chọn nghĩa thích hợp ở cột B cho từ ngữ ở cột A. A B Lễ Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội Hội Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt Lễ hội Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa * Nhiệm vụ 2 : Tên một số lễ hội (hội), hoạt động trong lễ hội (hội) và viết vào bảng nhóm. Tên lễ hội (hội) Tên hoạt động trong lễ hội (hội) Lễ hội đền Hùng,Núi Bà thắp hương, tưởng niệm,cúng phật Tây Nguyên, cồng chiêng đua voi, đấu vật, đu quay, múa hát Nghinh ông đua ghe * Nhiệm vụ 5 : Viết vào bảng nhóm a) Tên các đồ vật, con vật. Bắt đầu bằng r Bắt đầu bằng d Bắt đầu bằng gi rổ, rá, rô, rế, rọ, rựa, rùa, dế, dê, da, dao,dây, dù. giường, giáo, giá, giấy, rắn. giày, giun, giỏ. Bài 26C: CHÚNG EM ĐI DỰ HỘI 1. Mẹ hoặc Ba của em đọc bài cho em nghe 1 đến 2 lần, khi đọc chú ý ngắt ,nghỉ hơi đúng ở dấu phẩy và nghỉ lâu hơn ở dấu chấm cuối câu em nhé ! Rước đèn ông sao 1. Tết Trung thu đã đến. Mẹ Tâm rất bận nhưng vẫn sắm cho Tâm một mâm cỗ nhỏ: một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Tâm rất thích mâm cỗ. Em đem mấy thứ đồ chơi bày xung quanh, nom rất vui mắt. 2. Chiều rồi đêm xuống, trẻ con hàng xóm bập bùng trống ếch rước đèn. Lúc đó, Tâm lại thấy không thích mâm cỗ của mình bằng đám rước đèn. Tâm bỏ mâm cỗ chạy đi xem. Tâm thích nhất cái đèn ông sao của bạn Hà bên hàng xóm. Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con. Tâm thích cái đèn quá, cứ đi bên cạnh Hà, mắt không rời cái đèn. Hà cũng biết là bạn thích nên thỉnh thoảng lại đưa cho Tâm cầm một lúc. Có lúc cả hai cùng cầm chung cái đèn, reo : “Tùng tùng tùng, dinh dinh !....” Theo NGUYỄN THỊ NGỌC TÚ 2. Khi Mẹ hoặc Ba của em đọc xong bài rồi thì em đọc lại bài nhiều lần cho đúng nhé ! 3. Em đọc từ ngữ và lời giải nghĩa dưới đây nhé! - Chuối ngự: chuối quả nhỏ, khi chín, ruột màu vàng, rất thơm, ngày xưa thường dùng để dâng vua. 4. Mẹ hoặc Ba của em đọc và hướng dẫn em đọc các từ dưới đây nhiều lần nhé. a) Đọc từ: - rước đèn, rời ,sắm , trong suốt - mâm cỗ, quả bưởi, quả ổi, đỉnh, cắm b) Đọc câu dưới đây chú ý ngắt, nghỉ 1 nhịp khi gặp dấu ( / ) và nghỉ 2 nhịp khi gặp dấu ( // ) . - Mẹ Tâm rất bận / nhưng vẫn sắm cho Tâm một mâm cỗ nhỏ : / một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, / mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, / để bên cạnh một nải chuối ngự / và bó mía tím. // Em làm xong rồi, đọc lại đoạn văn trên cho ba mẹ nghe nhé. Em chọn 6 từ điền đúng ở bài tập trên để ghi vào vở nhé. 8. Em cùng ba mẹ em đọc câu hỏi xong rồi , thảo luận để đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau đây . a. Vì mải chơi Tuấn đã quên làm bài tập môn Tiếng Việt. b. Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chị em Xô-phi đã về ngay. c. Bạn Hoa được khen vì có thành tích học tập tốt. 9. Em làm tập làm văn nhé ( Em làm vào vở ). - Mẹ hoặc Ba của em đọc và hướng dẫn em dựa vào gợi ý dưới đây để viết thành đoạn văn khoảng 5 đến 6 câu nói về một ngày hội mà em biết . Gợi ý: - Đó là hội gì? ( Hội trăng rằm tháng tám tết trung thu , đua thuyền, chọi trâu,...) - Hội được tổ chức khi nào? Ở đâu? ( Hội được tổ chức ngày 25-9-2019, tại sân trường) - Mọi người đi xem hội như thế nào? ( Mọi người nô nức mặc quần áo đẹp đi dự hội.) - Hội có những trò vui gì? ( Chơi cờ, kéo co, ném còn, ca hát, nhảy múa, v.v) + Hội bắt đầu bằng việc nhận đèn, bánh của BGH tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn + Hội có các tiết mục văn nghệ. - Cảm tưởng của em về ngày hội? ( Em vui và thật hạnh phúc). Em làm xong nhờ Mẹ hoặc Ba của em xem và dò lại chính tả nhé!
File đính kèm:
- bai_giang_tieng_viet_lop_3_bai_26_em_biet_nhung_ngay_le_hoi.pdf