Bài giảng tiếng Việt Lớp 3 - Ôn tập tiếng Việt: Tiết 1, 2, 3
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng tiếng Việt Lớp 3 - Ôn tập tiếng Việt: Tiết 1, 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng tiếng Việt Lớp 3 - Ôn tập tiếng Việt: Tiết 1, 2, 3
Chào các em! Trong tuần này chúng ta cùng ôn tập giữa học kì 2. Trong các tiết ôn này, các em sẽ được ôn lại các kiến thức từ tuần 19 đến tuần 26 mà các em đã học. Tiết học ngày hôm nay, các em sẽ hoàn thành các tiết ôn sau, đó là tiết 1, 2, 3. Và bây giờ, chúng ta cùng ôn tập nhé! ÔN TẬP TIẾNG VIỆT TIẾT 1, 2, 3 Phần 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. - Các em hãy đọc và trả lời lại tất cả các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26. - Khi đọc, các em chú ý phát âm rõ, đảm bảo tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ/ phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Các em chú ý trả lời các câu hỏi phải tròn câu. Từ tuần 19 đến tuần 26 gồm những bài tập đọc sau: 1/ Hai Bà Trưng (trang 4, 5) 4/ Ông tổ nghề thêu (trang 22, 23) 5/ Bàn tay cô giáo (trang 25, 26) 8/ Nhà ảo thuật (trang 40, 41) 9/ Chương trình xiếc đặc sắc (trang 46, 47) 12/ Hội vật (trang 58, 59) 13/ Hội đua voi ở Tây Nguyên (trang 60, 61) Phần 2: Luyện tập TIẾT 1 Câu chuyện kể trong các bức tranh dưới đây có tên là Quả táo. Em hãy kể lại câu chuyện ấy, dùng phép nhân hóa để lời kể được sinh động. Hướng dẫn - Khi kể, các em dựa vào tranh và lời thoại trong tranh theo đúng trình tự các tranh (từ tranh 1 đến tranh 6). - Trong lúc kể, em chú ý dùng phép nhân hóa để lời kể được sinh động. - Các em chú ý cách trình bày: Khi dẫn lời nói của nhân vật thì các em sử dụng dấu hai chấm (:), sau đó xuống dòng, gạch đầu dòng (-) và viết lời nói nhân vật. Ngoài ra, sau dấu (:) các em mở ngoặc kép (“), viết lời nói của nhân vật rồi sau đó đóng ngoặc kép (”). Tên nhân vật thì các em sẽ viết hoa. - Các em có thể dựa vào các gợi ý sau để kể: Tranh 1 - Thỏ đang đi đâu? Thỏ nhìn thấy gì? - Nó định làm gì? - Nhìn xung quanh, Thỏ thấy những ai? - Chị Nhím đang làm gì? - Anh Quạ đang làm gì? - Cuối cùng, họ làm gì? Các em đọc thêm bài tham khảo nhé! Bài tham khảo Thỏ đang đi kiếm ăn, ngẩng nhìn lên, bỗng thấy một quả táo. Nó nhảy lên định hái táo, nhưng chẳng tới. Nhìn quanh, nó thấy chị Nhím đang say sưa ngủ dưới gốc táo. Ở một cây thông bên cạnh, một anh Quạ đang đậu trên cành. Thỏ mừng quá, bèn cất tiếng ngọt ngào: - Anh Quạ ơi! Hái hộ tôi quả táo với! Nghe vậy, Quạ bay ngay đến cành táo, cúi xuống mổ. Quả táo rơi, cắm chặt vào bộ lông sắc nhọn của chị Nhím. Nhím choàng tỉnh dậy, khiếp đảm bỏ chạy thục mạng. Thỏ liền chạy theo, gọi: - Chị Nhím, trả tôi quả táo nào! Nghe Thỏ gọi, Nhím dừng lại. Vừa lúc đó, Thỏ và Quạ cũng tới nơi. Cả ba đều nhận quả táo là của mình. Thỏ quả quyết: “Tôi nhìn thấy quả táo trước.” Quạ khăng khăng: “Nhưng tôi là người đã hái táo.” Còn Nhím bảo: “Chính tôi mới là người bắt được quả táo.” Ba con vật chẳng ai chịu nhường ai. Ba con vật cãi nhau mãi. Bỗng bác Gấu đi tới. Thấy Thỏ, Quạ, Nhím cãi nhau, bác Gấu bèn hỏi: - Có chuyện gì thế, các cháu? Thỏ, Quạ và Nhím tranh nhau nói. Ai cũng cho rằng mình đáng được hưởng quả táo. Sau khi hiểu đầu đuôi câu chuyện, bác Gấu ôn tồn bảo: - Ai cũng có công. Vậy các cháu nên chia quả táo làm ba phần đều nhau. Nghe bác Gấu nói vậy, cả ba hiểu ra ngay. Thỏ đem chia quả táo làm bốn phần, đưa cho mỗi bạn một phần, phần thứ tư nó mời bác Gấu. Bác bảo: “Bác có công gì đâu!” Cả ba đều thưa: “Bác có công lớn là đã giúp chúng cháu hiểu ra lẽ công bằng. Chúng cháu xin cảm ơn bác!” Thế là tất cả vui vẻ ăn táo. Có lẽ, chưa bao giờ, họ được ăn một miếng táo ngon lành đến thế. Câu chuyện Quả táo muốn khuyên chúng ta điều gì? Qua việc tranh giành một quả táo của ba nhân vật Thỏ, Quạ, Nhím chúng ta nhận ra rằng phải biết yêu thương, nhường nhịn, chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh. Lúc đó, chúng ta mới cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. * Như vậy các em đã hoàn thành tiết ôn đầu tiên. Bây giờ chúng ta cùng nhau bước sang tiết 2 nhé! Em hãy đọc lại bài thơ và nối ý thích hợp ở cột B với sự vật ở cột A nhé! Bây giờ. Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung câu c. c) Tình cảm của tác giả bài thơ dành cho những người này như thế nào? *Sau khi hoàn thành các yêu cầu của tiết 2, các em hãy đối chiếu với đáp án của cô nhé! a) Tìm các từ chỉ đặc điểm và hoạt động của con người được dùng để nhân hóa làn gió và sợi nắng. Sự vật được nhân hóa Từ chỉ đặc điểm của con người Từ chỉ hoạt động của con người Làn gió mồ côi tìm, ngồi Sợi nắng gầy run run, ngã b) Em thấy làn gió và sợi nắng giống ai? Nối ý thích hợp ở cột B với mỗi sự vật được nêu ở cột A. c) Tình cảm của tác giả bài thơ dành cho những người này như thế nào ? Tác giả dành cho những người này tình cảm trìu mến, nâng niu và rất yêu thương. Tác giả thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn, những người ốm yếu không nơi nương tựa. Nổi bật trong tháng thi đua này là các bạn Thanh Thảo, Đỗ Lan Anh, Linh Đan, Thu Ngân, Hoàng Vũ, Bảo Trân có nhiều tiến bộ trong học tập, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập được giao và được thầy cô tuyên dương trước lớp. + Về lao động : Chi đội đã tham gia hai buổi làm vệ sinh nhặt rác dưới sân trường, lớp học sạch đẹp, bàn ghế ngay ngắn. + Về các công tác khác : Chi đội chúng em đã góp được 45 quyển sách cho thư viện nhà trường, góp được 643.000 đồng về phong trào nuôi heo đất. Chi đội đã ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn sách, bút. Chi đội trưởng Giang Lê Minh Giang Dặn dò - Em hãy hoàn thành các nội dung ôn tập của tiết 1, 2, 3. - Xem trước: Ôn tập tiết 4, 5, 6.
File đính kèm:
- bai_giang_tieng_viet_lop_3_on_tap_tieng_viet_tiet_1_2_3.pdf