Bài tập Luyện từ và câu - Tuần 26 Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy - tiếng Việt Lớp 2

pdf 5 Trang tieuhoc 93
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Luyện từ và câu - Tuần 26 Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy - tiếng Việt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Luyện từ và câu - Tuần 26 Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy - tiếng Việt Lớp 2

Bài tập Luyện từ và câu - Tuần 26 Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy - tiếng Việt Lớp 2
 Tuần 26 
 Thứ ba ngày 21 tháng 4 năm 2020 
 Luyện từ và câu 
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN. DẤU PHẨY 
 *Các em thân mến! Ở tiết học trước các em đã được tìm hiểu về chủ đề sông, biển. Tiết 
Luyện từ và câu ở tuần này, các em sẽ được khám phá về thế giới động vật dưới nước và luyện 
tập cách điền dấu phẩy. 
 Bài 1: Hãy xếp tên các loài cá dưới đây vào nhóm thích hợp: 
 *Các em có biết không, trong thế giới mặt nước có rất nhiều loài cá sống ở các môi 
trường nước khác nhau. Có loài cá sống ở nước mặn, có loài cá sống ở nước ngọt. Bây giờ 
chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé! 
 Cá thu 
 Cá mè Cá chép 
 Cá chim 
 Cá trê Cá chuồn 
 Cá nục Cá quả (cá chuối, cá lóc) 
 ccaccacaccaccáclllllocloclóc) Nào chúng ta hãy khám phá thế giới dưới nước và ghi tên những con vật mình biết 
nhé! 
 .... 
 Các em thân mến! Ngoài môi trường nước mặn và môi trường nước ngọt còn có một số 
con vật sống ở môi trường nước lợ đấy các em ạ. 
 Vậy nước lợ là môi trường sống như thế nào? Nước lợ là loại nước có độ mặn cao hơn 
độ mặn của nước ngọt nhưng không cao bằng nước mặn. Nó có thể là kết quả của sự pha 
trộn giữa nước biển với nước ngọt, nó xuất hiện ở khu vực cửa sông. Ví dụ như: 
 Cá mú 
 Cá chẽm Cá hồng 
 Cá dìa Cá nâu 
 Những con vật nào sống ở nước lợ các em biết không? Các em hãy ghi tên nó vào dòng 
chấm nhé! 
 Đáp án 
 Dành cho phụ huynh tham khảo 
Bài 1: Hãy xếp tên các loài cá dưới đây vào nhóm thích hợp: 
 Cá nước mặn Cá nước ngọt 
 (cá biển) (cá ở sông, hồ, ao) 
 M: cá nục M: cá chép 
 - Cá thu, cá chim, cá nục, cá chuồn. - Cá mè, cá chép, cá trê, cá quả (cá 
 chuối,cá lóc) 
Bài 2: Kể tên các con vật sống ở dưới nước : 
 • Các con vật sống ở nước ngọt : cá chép, cá mè, cá trôi, cá trắm, cá chày, cá diếc, cá rô, 
 tôm, cua, trai, hến, ba ba, rùa, cá sấu, 
 • Các con vật sống ở nước mặn : cá thu, cá chim, cá nụ, cá nục, cá hồi, cá thờn bơn, cá 
 voi, cá mập, cá heo, cá kiếm, sư tử biển, hải cẩu, sứa, sao biển, tôm biển, cua biển, ốc 
 biển, vích,  
 • Các con vật sống ở nước lợ : cá vược, rươi, cá đối, cá tra, cá hồng, cá chim trắng, 
Bài 3: Những chỗ nào trong câu 1 và câu 4 còn thiếu dấu phẩy ? 
 - Bài này yêu cầu đặt dấu phẩy ở câu 1 và câu 4. 
 - Dấu phẩy được dùng ngăn cách các cụm từ chỉ thời gian và nơi chốn, dùng 
 ngăn cách các vế, các cụm từ có chức năng giống nhau trong câu. 
 Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều. Chỉ có trăng trên biển 
 lúc mới mọc thì đây là lần đầu tiên tôi được thấy. Màu trăng như màu lòng đỏ trứng mỗi 
 lúc một sáng hồng lên. Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần. 

File đính kèm:

  • pdfbai_tap_luyen_tu_va_cau_tuan_26_mo_rong_von_tu_tu_ngu_ve_son.pdf