Điều chỉnh bài giảng - Bài 103: Ôn tập về đo thời gian - Toán Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Điều chỉnh bài giảng - Bài 103: Ôn tập về đo thời gian - Toán Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều chỉnh bài giảng - Bài 103: Ôn tập về đo thời gian - Toán Lớp 5
ĐIỀU CHỈNH BÀI HƯỚNG DẪN HỌC TOÁN LỚP 5 BÀI 103: ÔN TẬP VỀ ĐO THỜI GIAN I. Mục tiêu: - Viết lại được các đơn vị đo thời gian và sắp xếp từ nhỏ đến lớn. - Viết được các công cụ đo thời gian. - Quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian. - Viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân. I. Hoạt động học: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Trò chơi dẫn vào bài học (3 – 5 phút) Việc 1: Hội đồng tự quản tự đề xuất và tổ chức cả lớp chơi một trò chơi. Việc 2: Bạn Chủ tịch hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trao đổi: + Trò chơi mang lại cho chúng ta điều gì? + Cả lớp mình vừa chơi trò chơi hết bao nhiêu thời gian? Làm thế nào mà bạn biết được? + Ai là người tính chính xác nhất số thời gian chơi? Kết quả đo theo những đơn vị đo nào? *Tìm hiểu mục tiêu bài học: Việc 1: Đọc thầm mục tiêu bài học (2-3 lần) Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh Mục tiêu bài học có những nội dung gì? 2. Tìm hiểu về đơn vị đo thời gian (5 phút) Việc 1: Viết vào vở các đơn vị đo thời gian mà em biết theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Việc 1: Hai bạn cùng chia sẻ với nhau về kết quả viết ra để cùng nhau đánh giá, bổ sung nếu có. Việc 1: Các em đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. Nếu không thống nhất thì đề nghị trao đổi nhóm. Việc 1: Nhóm trưởng điều hành chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn. các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. Việc 2: Thư ký tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo. Việc 3: Cùng nhau nhắc lại cách đổi từ năm ra tháng; từ giờ ra phút và từ phút ra giờ (2 phút). * Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ những nội dung sau: - Cá nhân, nhóm đánh giá theo mục tiêu. - Tìm hiểu ngày lễ lớn trong tháng 4, tính số ngày (VD: Từ ngày 9/4 đến ngày 30/4). - Sắp xếp các đơn vị đo thời gian theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn (Trưởng các nhóm cầm biển nhóm theo tên đơn vị đo lên trước lớp và thực hiện xếp thứ tự theo yêu cầu của Trưởng Ban học tập). - Hỏi nhóm thời gian: Vì sao phải quản lí thời gian một cách hợp lí. Kết thúc bài hướng dẫn, em trao đổi với bạn và cô giáo về những việc đã làm và hỏi cô giáo về những điều em chưa hiểu (5 phút). C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Cùng người lớn trong nhà tìm hiểu: a) Khi chưa có đồng hồ, người ta dùng dụng cụ đo thời gian nào? Cách đo thế nào? b) Nêu “tên” một số khoảng thời gian hay “mốc” thời gian nào đó (buổi, canh giờ; nửa đêm, giờ Tí, canh ba). 2. Chia sẻ với các bạn ở trong lớp vào giờ Toán ngày hôm sau.
File đính kèm:
- dieu_chinh_bai_giang_bai_103_on_tap_ve_do_thoi_gian_toan_lop.doc