Hướng dẫn nghiên cứu Tập đọc - Nhà ảo thuật. Chương trình xiếc đặc sắc - tiếng Việt Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn nghiên cứu Tập đọc - Nhà ảo thuật. Chương trình xiếc đặc sắc - tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn nghiên cứu Tập đọc - Nhà ảo thuật. Chương trình xiếc đặc sắc - tiếng Việt Lớp 3
Họ và tên: Lớp 3/ Trƣờng Tiểu học Võ Thị Sáu HƢỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 3 NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở NHÀ MÔN TIẾNG VIỆT – TUẦN 23 1. Tập đọc: Nhà ảo thuật (Tiếng Việt 3 tập 2 trang 40) Hoạt động 1: Luyện đọc Em đọc kĩ bài 3 lần Nhà ảo thuật 1. Ở nhiều nơi trong thành phố, người ta dán quảng cáo về buổi biểu diễn của một nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng. Chiều nay, trường của Xô-phi và Mác tổ chức cho học sinh đi xem. Nhưng hai chị em không dám xin tiền mua vé vì bố đang nằm viện, các em biết mẹ rất cần tiền. 2. Tình cờ trong lúc ra ga mua sữa, hai chị em gặp chú Lý, nhà ảo thuật. Các em giúp chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc. Biết hai chị em thích xem ảo thuật, chú Lý bảo các em chờ một lát. Nhưng chị em Xô-phi đã về nhà ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác. 3. Thế rồi không biết hỏi thăm ai, buổi tối hôm ấy, chú Lý tìm tới nhà. Lúc đó, mẹ đang chuẩn bị bữa tối. Bước vào nhà, chú nói: - Tôi đến để cảm ơn các con chị. Các cháu rất ngoan. 4. Mẹ mời chú Lý uống trà. Chú nhận lời. Nhưng từ lúc chú ngồi vào bàn, cả nhà cứ chứng kiến hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Xô-phi lấy một cái bánh, đến lúc đặt vào đĩa lại thành hai cái. Khi mẹ mở nắp lọ đường, có hàng mét dải băng đỏ, xanh, vàng bắn ra. Còn Mác đang ngồi bỗng cảm thấy có một khối nóng mềm trên chân. Hóa ra đó là một chú thỏ trắng mắt hồng. Hai chị em thán phục nhìn chú Lý. Đúng là một nhà ảo thuật đại tài. Theo BLAI-TƠN (Lương Hùng dịch) Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 1.Em hãy đọc lại đoạn 1, chú ý đọc với giọng kể bình thản. Nhấn giọng cụm từ nhà ảo thuật, nổi tiếng, không dám, rất cần tiền - Ảo thuật: nghệ thuật dùng sự khéo léo tạo ra nhiều biến hóa khiến người xem tưởng có phép lạ. Trả lời câu hỏi: Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật? Vì mẹ không cho các em tiền. Chị em Xô –phi đã được xem ảo thuật ở ngay tại nhà mình. 6. Nội dung của bài Nhà ảo thuật là gì? Khen ngợi hai chị em Xô-phi chăm chỉ học hành. Khen ngợi hai chị em Xô-phi đã biết yêu thương giúp đỡ nhau. Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những đứa trẻ ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quí trẻ em. Hoạt động 3: Luyện đọc lại - Em đọc lại đoạn 4: đọc nhịp nhanh, đầy ngạc nhiên, bất ngờ qua mỗi chi tiết Chú ý ngắt nghỉ hơi đúng và nhấn giọng những từ ngữ in đậm. 4. Mẹ mời chú Lý uống trà.// Chú nhận lời.// Nhưng từ lúc chú ngồi vào bàn,/ cả nhà cứ chứng kiến hết bất ngờ này đến bất ngờ khác.// Xô-phi lấy một cái bánh,/ đến lúc đặt vào đĩa lại thành hai cái.// Khi mẹ mở nắp lọ đường,/ có hàng mét dải băng đỏ,/ xanh,/ vàng bắn ra.// Còn Mác đang ngồi bỗng cảm thấy có một khối nóng mềm trên chân.// Hóa ra/ đó là một chú thỏ trắng mắt hồng.// Hai chị em thán phục nhìn chú Lý.// Đúng là một nhà ảo thuật đại tài.// - Em đọc lại cả bài. 2. Kể chuyện: Nhà ảo thuật (Tiếng Việt 3 tập 2 trang 42) Hoạt động 1: Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. - Trong phần kể chuyện hôm nay, em hãy dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ 4 đoạn câu chuyện Nhà ảo thuật, kể lại câu chuyện. Tranh 1: Hai chị em Xô-phi và Mác xem Tranh 2: Chị em Xô-phi giúp nhà ảo thuật quảng cáo về buổi biểu diễn của nhà ảo mang đồ đạc đến rạp hát. thuật Trung Quốc. 3. Chính tả (nghe – viết): Nghe nhạc (Tiếng Việt 3 tập 2 trang 42) Hoạt động 1: Tìm hiểu đoạn viết - Em đọc kĩ bài thơ Nghe nhạc Đang chơi bi mải miết Tiếng nhạc dồn réo rắt Bỗng nghe nổi nhạc đài Người Cương cũng rung theo Bé Cương dừng tay lại Viên bi lăn trên đất Chân giẫm nhịp một hai. Rồi nằm im, trong veo VÕ VĂN TRỰC Tiếng nhạc lên cao vút Cương lắc nhịp cái đầu Cây trước nhà cũng lắc Lá xanh va vào nhau. - Bài thơ gồm có mấy khổ thơ? - Mỗi khổ thơ gồm có mấy dòng thơ? - Các em chú ý các chữ cần viết hoa trong bài: chữ đầu tên bài thơ, các chữ đầu dòng thơ, tên riêng của người - Các em lấy bảng con hoặc vở nháp luyện viết các từ: mải miết, bỗng, Cương, dừng, giẫm nhịp, cao vút, lắc nhịp, dồn, réo rắt, trong veo. Hoạt động 2: Viết chính tả - Nhờ PH đọc cho con viết tựa bài, bài thơ và tên tác giả. (các em cần viết chữ cho đúng và đẹp nhé) .. 4. Tập đọc: Chƣơng trình xiếc đặc sắc (Tiếng Việt 3 tập 2 trang 46) Hoạt động 1: Luyện đọc Em đọc kĩ 3 lần với giọng rõ ràng, rành mạch, vui nhộn. Ngắt, nghỉ hơi dài sau mỗi nội dung thông tin. Chƣơng trình xiếc đặc sắc Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1- 6 RẠP XIẾC CHÚ NGỰA VẰN NHIỀU TIẾT MỤC MỚI RA MẮT LẦN ĐẦU Xiếc thú vui nhộn, dí dỏm. Ảo thuật biến hoá bất ngờ, thú vị. Xiếc nhào lộn khéo léo, dẻo dai. RẠP MỚI ĐƯỢC TU BỔ thoáng mát, ghế ngồi tiện lợi, thoải mái cho mọi lứa tuổi. GIẢM GIÁ VÉ 50% cho thiếu nhi. GIẢM 10% cho các đoàn đi tập thể. MỞ MÀN - Hằng ngày: 19 giờ. - Chủ nhật và ngày lễ: 8 giờ, 15 giờ, 19 giờ. Liên hệ tại rạp theo điện thoại: 5180360. Rất hân hạnh được phục vụ các em nhỏ và quý khách. - Em chia bản quảng cáo thành 4 đoạn như sau: (các em đọc từng đoạn) Đoạn 1: Tên chương trình và tên rạp xiếc (4 dòng đầu) lưu ý các từ: xiếc, đặc sắc, 1- 6 (mồng một tháng sáu), 5180360 Đoạn 2: Tiết mục mới (4 dòng tiếp theo) lưu ý các từ: biến hoá, khéo léo, dẻo dai tiết mục: từng phần nhỏ của chương trình biểu diễn Đoạn 3: Tiện nghi và mức giảm giá vé (3 dòng kế tiếp) lưu ý các từ: thoáng mát, thoải mái, 50% (năm mươi phần trăm), 10% (mười phần trăm) tu bổ: sửa lại và thêm cái mới cho tốt hơn, đẹp hơn Đoạn 4: Thời gian biểu diễn. Cách liên hệ và lời mời (5 dòng cuối) lưu ý các từ: mở màn, hân hạnh mở màn: bắt đầu buổi biểu diễn nghệ thuật hân hạnh: lấy làm may mắn và vui mừng 19 giờ (7 giờ tối), 15 giờ (3 giờ chiều ) Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 5. Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? (Tiếng Việt 3 tập 2 trang 61) (Em xem bài giảng ghi âm sau đó làm bài tập) Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhân hóa Bài tập 1: Em hãy đọc khổ thơ sau: Những chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học Đàn có áo trắng Khiêng nắng Qua sông Cô gió chăn mây trên đồng Bác mặt trời đạp xe qua ngọn núi. a) Trả lời câu hỏi trong bảng: Tên các vật, con vật? Các sự vật, con vật Các sự vật, con vật được tả bằng được gọi bằng gì? những từ nào? M: lúa chị phất phơ bím tóc .............................................. ............................ ............................................................... .............................................. ............................ ............................................................... .............................................. ............................ ............................................................... .............................................. ............................ ............................................................... b) Các gọi và tả sự vật, con vật có gì hay? Đánh dấu X vào ô trước những câu trả lời thích hợp. Thể hiện được tình cảm thân thiết của tác giả với sự vật, con vật. Làm cho sự vật, con vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu. Làm cho các sự vật và con vật trở nên khác nhau. Hoạt động 2: Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? Bài tập 2: Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” a) Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá. 6. Chính tả (nghe - viết): Ngƣời sáng tác Quốc ca Việt Nam (Tiếng Việt 3 tập 2 trang 47) Hoạt động 1: Tìm hiểu bài viết - Em đọc kĩ bài viết Ngƣời sáng tác Quốc ca Việt Nam Nhạc sĩ Văn Cao tham gia cách mạng từ khi còn trẻ. Ông sáng tác bài hát “Tiến quân ca” trong những ngày chuẩn bị khởi nghĩa. Bài ca đã nhanh chóng phổ biến trong cả nước và được Quốc hội đầu tiên của nước ta chọn làm Quốc ca. Không chỉ sáng tác nhạc, Văn Cao còn vẽ tranh và làm thơ. - Bài viết gồm có mấy câu? - Những từ nào trong bài phải viết hoa? - Các em lấy bảng con hoặc vở nháp luyện viết các từ: Nhạc sĩ Văn Cao, sáng tác, Tiến quân ca, khởi nghĩa, phổ biến, Quốc hội, Quốc ca, vẽ tranh Hoạt động 2: Viết chính tả. - Nhờ PH đọc cho con viết tựa bài và bài viết ... - Các con viết xong, PH kiểm tra và cho các con viết lại các từ viết sai (nếu có). * Hoạt động 3: Làm bài tập 8. Tập làm văn: Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật. (Tiếng Việt 3 tập 2 trang 48) (Em xem bài giảng ghi âm sau đó làm bài) Hoạt động 1: Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật. Bài tập 1: Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem. Gợi ý: a) Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì: kịch, ca nhạc, múa, xiếc? b) Buổi diễn được tổ chức ở đâu? Khi nào? c) Em cùng xem với những ai? d) Buổi diễn có những tiết mục nào? e) Em thích tiết mục nào nhất? Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy. Hoạt động 2: Viết đoạn văn Bài tập 2: Dựa vào những điều em vừa kể, hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem. Bài làm
File đính kèm:
- huong_dan_hoc_tap_doc_nha_ao_thuat_chuong_trinh_xiec_dac_sac.pdf