Phiếu bài tập về nhà tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 21, 22: Câu kể Ai thế nào?
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập về nhà tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 21, 22: Câu kể Ai thế nào?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phiếu bài tập về nhà tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 21, 22: Câu kể Ai thế nào?
Tuần 21 - Luyện từ và câu - Câu kể Ai thế nào? -Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? A-Lý thuyết Câu kể Ai thế nào?gồm có hai bộ phận: - Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, chỉ sự vật; trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?,thường do danh từ, (cụm danh từ) tạo thành. - Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho cõu hỏi: Thế nào?,chỉ đặc điểm , tính chất hoặc trạng thỏi của sự vật; thường do tính từ, động từ, (cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành. VD: Chị tôirất xinh. CN VN B-Bài tập Bài 1.Gạch dưới các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau: Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy hết các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố thủ đô. Tiếng chuông xe đạp lanh canh. Tiếng thùng nước ở một vòi nước công cộng loảng xoảng. Tiếng ve rền rĩ trong những đám lá cây bên đại lộ. - Dựng gạch chộo (/) để xác định chủ ngữ và vị ngữ của cỏc cõu trờn. Bµi 2. Ghép chủ ngữ ở bên trái với vị ngữ ở bên phải để tạo thành các câu kể Ai làm gì? Miệng nón long lanh như vẩy cá. Các chị trong veo như ánh mắt. Sóng nước sông La đội nón đi chợ. Những làn khói bếp nằm san sát bên sông. Nước sông La toả ra từ mỗi căn nhà. Những ngôi nhà tròn vành vạnh Bài 3. Đọc đoạn văn sau: Về đêm, cảnh vật thật im lìm. Sông thôi không vỗ sóng dồn dập vào bờ như hồi chiều. Hai ông bạn già vẫn trò chuyện. Ông Ba trầm ngâm. Thỉnh thoảng ông mới đưa ra một nhận xét dè dặt. Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi. Xếp các vị ngữ được in nghiêng trong đoạn văn trên thành hai nhóm: Vị ngữ là các tính từ, cụm tính từ Vị ngữ là động từ, cụm động từ . TUẦN 22 Luyện từ và câu - Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào - MRVT: Cái đẹp A-Lý thuyết *Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? - Bộ phận chủ ngữ, chỉ sự vật; trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?,thường do danh từ, (cụm danh từ) tạo thành. VD:Bạn Lan rất đẹp. CN *MRVT:Cái đẹp -Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người: xinh đẹp, duyên dáng, thon thả, cân đối, lộng lẫy, thướt tha, -Thể hiện vẻ đẹp bên trong của con người:thùy mị, dịu dàng, nết na, đằm thắm, vị tha, -Thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh vật: tươi đẹp, hùng vĩ, thơ mộng, tráng lệ,hoành tráng, -Thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật con người:đẹp đẽ, lộng lẫy, rực rỡ, xinh tươi, B-Bài tập: Các em dựa vào lý thuyết trên để hoàn thành bài tập sau: Bài 1. Dùng gạch chéo (/) tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu: 1. Vào những ngày giáp tết, đường quê lúc nào cũng tấp nập người qua lại. 2. Các gian hàng mứt, kẹo, hoa quả luôn đông khách. 3. Tối giao thừa, vài nhà còn đỏ lửa với nồi bánh chưng. 5. Mình thấy thật ấm lòng khi nhìn ngọn lửa hồng bập bùng trong đêm. 4. Sáng mùng một, mình ra sân hít thở không khí mùa xuân và ngắm nhìn hoa đào đỏ thắm trước sân nhà. 5. Mùa xuân đã về. Bài 2. Khoanh vào chữ cái chỉ hình ảnh cho thấy sông La rất đẹp: a. Nước sông La trong veo như ánh mắt b. Hai bên bờ, hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi. c. Những gợn sóng long lanh như vẩy cá. d. Các bè gỗ trôi. MRVT: Cái đẹp A-Lý thuyết 1. Dấu gạch ngang ( - ): Dùng để đánh dấu: a, Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. VD: Ông hỏi tôi: “Cháu học thế nào?” b, Phần chú thích trong câu: VD: Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu – Pa - xcan nói. c, Các ý trong một đoạn liệt kê. VD: Phân công một số em trong lớp chữa bài : - Lan chữa Toán. - Nam chữa Tiếng Việt. - Hà chữa Tiếng Anh. - MRVT: Cái đẹp Ý nghĩa thành ngữ,tục ngữ: 1. Cái nết đánh chết cái đẹp: Người nết na hơn người có nhan sắc. 2. Chữ như gà bới: (Chữ như cua bò sàng): Chữ viết quá xấu, không thành chữ. 3. Đẹp người đẹp nết: Người bề ngoài đẹp, tính nết cũng tốt. 4. Mặt hoa da phấn: người phụ nữ đẹp như hoa và trắng trẻo như thoa phấn. 5. Mặt ngọc da ngà: người phụ nữ đẹp và trắng trẻo. 6. Mặt tươi như hoa: Khen người luôn tươi tỉnh và đẹp. 8. Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu. Ca tụng những người ăn nói thanh nhã, lịch sự. 9. Trông mặt mà bắt hình dong Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon. Nhìn bề ngoài cũng biết được tính nết như thế nào. 10. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Sơn là vẻ bề ngoài. Nước sơn tốt mà gỗ xấu thì đồ vật cũng chóng hỏng. Con người tâm tính tốt còn hơn chỉ đẹp mã bề ngoài. b. Hưng phát biểu khi được cô cho phép: - Thưa cô, chúng em sẽ góp tiền tiết kiệm để giúp bạn Lan vượt qua khó khăn ạ! c. Bác Loan – bác hàng xóm ở sát nhà tôi - mới nằm viện về. Mẹ bảo tôi: - Tối nay hai mẹ con mình sang thăm bác Loan nhé! Tôi vâng lời và chuẩn bị bài vở để tối có thể đi cùng mẹ. Bài 5. a) Nối thành ngữ, tục ngữ ở cột A với lời giải thích hợp ở cột B: A B a) Đẹp người đẹp nết (1) Đẹp lộng lẫy, nhan sắc tuyệt vời b) Đẹp như Tây Thi (2) Nết na quý hơn sắc đẹp c) Cái nết đánh chết cái đẹp (3) Người con gái hoàn hảo, được cả người lẫn tính nết b) Chọn từ ghép có tiếng đẹp điền vào chỗ trống: (1) Hôm qua là một ngày (2) Ông cụ nhà chị Hòa rất .. (3) Vợ chồng anh Thắng chị Lâm thật . (4) Toàn đã từng lập được nhiều bàn thắng..
File đính kèm:
- phieu_bai_tap_ve_nha_tieng_viet_lop_4_tuan_21_22.docx