Phiếu học tập tại nhà - Tuần 26: Ôn tập Tập đọc - tiếng Việt Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu học tập tại nhà - Tuần 26: Ôn tập Tập đọc - tiếng Việt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phiếu học tập tại nhà - Tuần 26: Ôn tập Tập đọc - tiếng Việt Lớp 2

ĐỂ HỌC SINH NHỚ KIẾN THỨC. KÍNH NHỜ QUÝ PHỤ HUYNH CHO CÁC EM HỌC CÁC BÀI NÀY. CHÂN THÀNH CÁM ƠN QUÝ PHỤ HUYNH ! PHỤ HUYNH XEM VIDEO ĐỂ HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC. Tập thể giáo viên khối 2 Trường TH Lê Thị Pha. MÔN TIẾNG VIỆT TUẦN 26 Tập đọc Tôm Càng và Cá Con 1. Một hôm, Tôm Càng đang tập búng càng dưới đáy sông thì thấy một con vật lạ bơi đến. Con vật thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, khắp người phủ một lớp vẩy bạc óng ánh. Thấy Tôm Càng ngó mình trân trân, con vật nói: - Chào bạn. Tôi là Cá Con. - Chào Cá Con. Bạn cũng ở sông này sao? - Chúng tôi cũng sống dưới nước như nhà tôm các bạn. Có loài cá ở sông ngòi, có loài ở hồ ao, có loài ở biển cả. 2. Thấy đuôi Cá Con lượn nhẹ nhàng, Tôm Càng nắc nỏm khen. Cá Con khoe: - Đuôi tôi vừa là mái chèo, vừa là bánh lái đấy. Bạn xem này! Nói rồi, Cá Con lao về phía trước, đuôi ngoắt sang trái. Vút cái, nó đã quẹo phải. Bơi một lát, Cá Con lại uốn đuôi sang phải. Thoắt cái, nó lại quẹo trái. Tôm Càng thấy vậy phục lăn. 3. Cá Con sắp vọt lên thì Tôm Càng thấy một con cá to mắt đỏ ngầu, nhằm Cá Con lao tới. Tôm Càng vội búng càng, vọt tới, xô bạn vào một ngách nhỏ. Cú xô làm Cá Con bị va vào vách đá. Mất mồi, con cá dữ tức tối bỏ đi. 4. Tôm Càng xuýt xoa hỏi bạn có đau không. Cá Con cười: - Cảm ơn bạn. Toàn thân tôi phủ một lớp vẩy. Đó là bộ áo giáp bảo vệ nên tôi có va vào đá cũng không đau. Cá con biết tài búng càng của Tôm Càng, rất nể trọng bạn. Cả hai từ đấy kết bạn cùng nhau. Theo TRƯƠNG MĨ ĐỨC, TÚ NGUYỆT (Hoàng Lan dịch) - Búng càng : co mình lại rồi dùng càng đẩy mình vọt lên để di chuyển. - (Nhìn) trân trân : (nhìn) thẳng và lâu, không chớp mắt. - Nắc nỏm khen : khen luôn miệng, tỏ ý thán phục. - Mái chèo : vật dùng để đẩy nước cho thuyền đi. - Bánh lái : bộ phận dùng để điều khiển hướng chuyển động của tàu, thuyền. - Quẹo : rẽ. + Phụ huynh cho các em đọc bài và trả lời các câu hỏi sau? - Tranh 1 : Tôm Càng rất ngạc nhiên khi thấy con vật thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, khắp mình phủ một lớp vẩy bạc óng ánh. Con vật lạ đó tự giới thiệu là Cá Con. - Tranh 2 : Cá Con khoe với bạn rằng chiếc đuôi của mình vừa là mái chèo, vừa là bánh lái khiến Tôm Càng phục lăn. - Tranh 3 : Bỗng một con cá hung dữ, mắt đỏ ngầu, nhằm Cá Con mà lao tới. Tôm Càng vội vọt tới, xô bạn vào một ngách đá nhỏ. - Tranh 4 : Nhờ có lớp vảy như chiếc áo giáp bảo vệ nên Cá Con không bị đau. Từ đó, Tôm Càng và Cá Con cùng kết bạn với nhau. 2.Phân vai, dựng lại câu chuyện ( không làm) ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tập đọc Sông Hương Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước. Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm. Theo ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM - Sắc độ : mức đậm, nhạt của màu. - Hương Giang : tên gọi khác của sông Hương. - Lụa đào : lụa màu hồng. - Đặc ân : ơn đặc biệt. - Thiên nhiên : trời đất. - Êm đềm : yên tĩnh. + Phụ huynh cho các em đọc bài và trả lời các câu hỏi sau? 1.Tìm những từ chỉ các màu xanh khác nhau của sông Hương. (Em hãy đọc đoạn sau và tìm những từ chỉ màu xanh của sông Hương: Từ đầu... in trên mặt nước.) 2.Vào mùa hè và vào những đêm trăng, sông Hương đổi màu như thế nào ? (Em hãy đọc đoạn : Mỗi mùa hè... lung linh dát vàng, tìm sự thay đổi của dòng sông.) 3.Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế. (Em hãy đọc đoạn cuối của bài và tìm lí do.) Mẫu: tôm, sứa, ba ba,......,,..,,.,..,.. 3.Những chỗ nào trong câu 1 và câu 4 còn thiếu dấu phẩy ? Trăng trên sông trên đồng, trên làng quê tôi đã thấy nhiều. Chỉ có trăng trên biển lúc mới mọc thì đây là lần đầu tiên tôi được thấy. Màu trăng như màu lòng đỏ trứng mỗi lúc một sáng hồng lên. Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần càng nhẹ dần. TheoTRẦN HOÀI DƯƠNG Gợi ý: Em thêm dấu phẩy để ngăn cách các ý trong câu bằng cách đọc diễn cảm đoạn văn, ngắt hơi đúng. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chính tả Nghe viết: Sông Hương + Phụ huynh đọc cho học sinh nghe viết đoạn văn: (Trước khi đọc cho học sinh viết, phụ huynh cho học sinh đọc đoạn văn để trả lời các câu hỏi :) 1.Nghe – viết : Sông Hương (từ Mỗi mùa hè đến dát vàng.) Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. a) Tranh vẽ cảnh gì? b) Sóng biển như thế nào? c) Trên mặt biển có những gì? d) Trên bầu trời có những gì ? -------------------------------------------------------------------------------------------- Thủ công Làm dây xúc xích trang trí ..Hết tuần 26. -Phụ huynh xem video hướng dẫn học sinh học tuần 26. -Phụ huynh cho học sinh làm vào một quyển tập, viết rõ ràng bằng bút mực. Cảm ơn phụ huynh !
File đính kèm:
phieu_hoc_tap_tai_nha_tuan_26_on_tap_tap_doc_tieng_viet_lop.docx