Phiếu học tập tại nhà - Tuần 27: Ôn tập Tập đọc - tiếng Việt Lớp 2

docx 17 Trang tieuhoc 28
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu học tập tại nhà - Tuần 27: Ôn tập Tập đọc - tiếng Việt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phiếu học tập tại nhà - Tuần 27: Ôn tập Tập đọc - tiếng Việt Lớp 2

Phiếu học tập tại nhà - Tuần 27: Ôn tập Tập đọc - tiếng Việt Lớp 2
 ĐỂ HỌC SINH NHỚ KIẾN THỨC. KÍNH NHỜ QUÝ PHỤ HUYNH CHO CÁC EM HỌC CÁC 
BÀI NÀY. CHÂN THÀNH CÁM ƠN QUÝ PHỤ HUYNH ! PHỤ HUYNH XEM VIDEO ĐỂ 
HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC. 
Tập thể giáo viên khối 2 Trường TH Lê Thị Pha.
 MÔN TIẾNG VIỆT
 TUẦN 27
 ÔN TẬP TIẾT 1
1.Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
+Học sinh đọclại bài: Chuyện bốn mùa
 Chuyện bốn mùa
1. Một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau. Đông cầm tay 
Xuân bảo :
- Chị là người sung sướng nhất đấy ! Ai cũng yêu quý chị. Chị về, vườn cây nào cũng 
đâm chồi, nảy lộc.
 Xuân nói :
- Nhưng phải có nắng của em Hạ thì cây trong vườn mới đơm trái ngọt. Có em Hạ, các 
cô cậu học trò mới được nghỉ hè.
 Cô nàng Hạ tinh nghịch xen vào :
- Thế mà thiếu nhi lại thích em Thu nhất. Không có Thu, làm sao có bưởi chín vàng, có 
đêm trăng rước đèn, phá cỗ...
 Đông, giọng buồn buồn :
- Chỉ có em là chẳng ai yêu. 
 Thu đặt tay lên vai Đông thủ thỉ :
- Có em mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn, có giấc ngủ ấm trong chăn. Sao mọi người lại 
không thích em được ?
2. Bốn nàng tiên mải chuyện trò, không biết bà Đất đã đến bên cạnh từ lúc nào. Bà vui 
vẻ góp chuyện :
- Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. 
Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông, ai mà 
ghét cháu được ! Cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đớm chồi nảy lộc. 
Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.
 Theo TỪ NGUYÊN TĨNH
+Học sinh học thuộc lòng bài :Thư trung thu. Đoạn thơ “ Ai yêu các nhi đồng ..Hồ 
Chí Minh”
 Ai yêu các nhi đồng
 Bằng Bác Hồ Chí Minh ? ÔN TẬP TIẾT 2
1.Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
+Học sinh đọc lạibài: Ông Mạnh thắng Thần Gió
 Ông Mạnh thắng Thần Gió
1. Ngày xưa, loài người chưa biết làm nhà, phải ở hang núi. Về sau, nhiều người về đồng 
bằng và ven biển sinh sống. Đây là nơi Thần Gió hoành hành.
2. Một hôm, Thần Gió gặp một người tên là Mạnh. Thần xô ôm Mạnh ngã lăn quay. Ông 
lồm cồm bò dậy, nổi giận quát :
- Thật độc ác !
Thần Gió bay đi với tiếng cười ngạo nghễ. 
3. Từ đó, ông Mạnh quyết chống trả. Ông vào rừng lấy gỗ dựng nhà. Cả ba lần, nhà đều 
bị quật đổ. Cuối cùng, ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Ông đẵn những 
cây gỗ lớn nhất làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường.
Ngôi nhà đã làm xong. Đêm ấy, Thần gió lại đến đập cửa, thét :
4. Ngôi nhà đã làm xong. Đêm ấy, thần Gió lại đến đập cửa, thét :
- Mở cửa ra !
- Không ! Sáng mai ta sẽ mở cửa mời ông vào.
Sáng hôm sau, mặt trời lên, ông Mạnh mở cửa, thấy cây cối xung quanh đổ rạp. Rõ ràng 
đêm qua Thần Gió đã giận dữ, lồng lộn mà không thể xô đổ ngôi nhà. 
5. Mấy tháng sau, Thần Gió đến nhà ông Mạnh, tỏ vẻ ăn năn. Ông Mạnh an ủi và mời 
Thần thỉnh thoảng tới chơi. Từ đó, Thần Gió thường đến thăm ông, đem cho ngôi nhà 
không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.
 Phỏng theo A-NHÔNG
 (Hoàng Ánh dịch)
+Học sinh đọc lạibài:
 Mùa nước nổi
Mùa này, người làng tôi gọi là mùa nước nổi, không gọi là mùa nước lũ vì nước lên hiền 
hoà. Nước mỗi ngày một đâng lên. Mưa dầm đề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày 
khác.
 Rồi đến rằm tháng bảy. “Rằm tháng bảy nước nhảy lên bờ”. Dòng sông Cửu Long đã 
no đầy, lại tràn qua bờ. Nước trong ao hồ, trong đồng ruộng của mùa mưa hòa lẫn với 
nước đòng sông Cửu Long.
 Đồng ruộng, ườn tược và cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại 
trong dần. Ngồi trong nhà ta thấy cả những đản cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá 
mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu.
 Theo NGUYỄN QUANG SÁNG 3. Bỗng có hai cậu bé đi vào vườn, cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc đem về bỏ vào lồng sơn 
ca. Con chim bị cầm tù, họng khô bỏng vì khát, rúc mỏ vặt đám cỏ ẩm ướt. Cúc tỏa 
hương thơm ngào ngạt an ủi chim. Sơn ca dù khát, phải vặt hết nắm cỏ, vẫn không đụng 
đến bông hoa.
 Tối rồi, chẳng ai cho con chim khốn khổ một giọt nước. Đêm ấy, sơn ca lìa đời. Bông 
cúc héo lả đi vì thương xót.
4. Sáng hôm sau, thấy sơn ca đã chết, hai cậu bé đặt con chim vào một chiếc hộp rất đẹp 
và chôn cất thật long trọng. Tội nghiệp con chim! Khi nó còn sống và ca hát, các cậu đã 
để mặc nó chết vì đói khát. Còn bông hoa, giá các cậu đừng ngắt nó thì hôm nay chắc nó 
vẫn đang tắm nắng mặt trời.
 Theo AN-ĐÉC-XEN
 (Nguyễn Văn Hải, Vũ Minh Toàn dịch)
+Học sinh học thuộc lòng bài :Vè chim
 Vè chim
 Hay chạy lon ton
 Là gà mới nở
 Vừa đi vừa nhảy
 Là em sáo xinh
 Hay nói linh tinh
 Là con liếu điếu
 Hay nghịch hay tếu
 Là cậu chìa vôi
 Hay chao đớp mồi
 Là chim chèo bẻo
 Tính hay mách lẻo
 Thím khách trước nhà
 Hay nhặt lân la
 Là bà chim sẻ
 Có tình có nghĩa
 Là mẹ chim sâu
 Giục hè đến mau
 Là cô tu hú
 Nhấp nhem buồn ngủ
 Là bác cú mèo...
 VÈ DÂN GIAN
2.Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu ?”.
Gợi ý: Câu hỏi ở đâu? dùng để hỏi về địa điểm.
 a) Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
 . - Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình.
 Theo TRUYỆN ĐỌC 1, 1994
+Học sinh đọc lại bài: Cò và Cuốc
 Cò đang lội ruộng bắt tép. Cuốc thấy vậy từ trong bụi rậm lần ra, hỏi:
- Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao?
 Cò vui vẻ trả lời:
- Khi làm việc, ngại gì bẩn hở chị?
 Cuốc bảo:
- Em sống trong bụi cây dưới đất, nhìn lên trời xanh, thấy các anh chị trắng phau phau, 
đôi cánh dập dờn như múa, không nghĩ cũng có lúc chị phải khó nhọc thế này.
 Cò trả lời:
- Phải có lúc vất vả lội bùn mới có khi được thảnh thơi bay lên trời cao. Còn áo bẩn 
muốn sạch thì khó gì!
 Kiếm ăn xong, Cò tắm rửa, tấm áo lại trắng tinh, rồi cất cánh bay, đôi cánh dập dờn 
như múa.
 Theo NGUYỄN ĐÌNH QUẢNG
2.Trò chơi mở rộng vốn từ về chim chóc : nói hoặc làm động tác để đố nhau tên, 
đặc điểm và hoạt động của loài chim.
Ví dụ :
a) Con gì biết bơi, lên bờ đi lạch bà lạch bạch ?
- Đó là:
b) Mỏ vẹt màu gì ?
- Mỏ vẹt.
c) Con chim chích giúp gì cho nhà nông ?
- Con chim chích
3.Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3, 4 câu) về một loài chim hoặc gia cầm (gà, vịt, 
ngỗng,) mà em biết.
Gợi ý:
Dựa vào hiểu biết của em về loài chim, hãy viết một đoạn văn ngắn nói về chúng. 
- Loài chim đó là gì ?
- Đặc điểm bên ngoài của chúng : màu sắc, đôi chân, cái mỏ, tiếng kêu...
- Chúng có ích lợi gì trong cuộc sống ?
 Bài làm
 ... NỘI QUY ĐẢO KHỈ
 Đảo Khỉ là khu vực bảo tồn loài khỉ.
 Khách đến tham quan Đảo Khỉ cần thực hiện những quy định dưới đây:
 1. Mua vé tham quan trước khi lên đảo.
 2. Không trêu chọc thú nuôi trong chuồng.
 3. Không cho thú ăn các loại thức ăn lạ.
 4. Giữ gìn vệ chung trên đảo. 
 Ngày 15 tháng 1 năm 1990
 BAN QUẢN LÍ ĐIỂM DU LỊCH ĐẢO KHỈ
 2.Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Như thế nào ?”.
Gợi ý:Trả lời cho câu hỏi như thế nào? là bộ phận chỉ đặc điểm trong câu.
 a) Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
 .
 b) Ve nhởn nhơ ca hát suốt mùa hè.
 ..
3.Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm :
Gợi ý:Bộ phận in đậm chỉ đặc điểm trong câu, em hãy dùng mẫu câu hỏi như thế nào? 
 a) Chim đậu trắng xóa trên những cành cây.
 b) Bông cúc sung sướng khôn tả.
4.Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau :
Gợi ý:Em dựa vào từng tình huống để nói lời đáp với thái độ lịch sự, lễ phép.
 a) Ba em nói rằng tối nay ti vi chiếu bộ phim em thích.
 b) Bạn em báo tin bài làm của em được điểm cao.
 c) Cô giáo (thầy giáo) cho biết lớp em không đọat giải Nhất trong tháng thi đua này.
 ÔN TẬP TIẾT 6
1.Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. - Nó đập tan xe mất. Phải bắn thôi !
 Nhưng kìa, con voi quặp chặt vòi vào đầu xe và co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng 
lầy. Lôi xong, nó huơ vòi về phía lùm cây rồi lững thững đi theo hướng bản Tun.
 Thật may cho chúng tôi đã gặp được voi nhà.
 Theo NGUYỄN TRẦN BÉ
2.Trò chơi mở rộng vốn từ về muông thú.
Cách chơi:
a) Thi đố giữa hai nhóm.
b) Một bên nói tên con vật, bên thứ hai phải nêu một từ chỉ hoạt động hoặc đặc điểm của 
con vật đó.
c) Sau đó, hai nhóm đổi việc cho nhau.
 NHÓM 1 NHÓM 2
Tên con vật Từ chỉ hoạt động hoặc đặc điểm
Hổ săn mồi, dữ tợn.
Khỉ leo trèo giỏi, ăn trái cây, bắt chước rất tài.
3.Thi kể chuyện về các con vật mà em biết.
Gợi ý: Em hãy kể những câu chuyện như: Rùa và thỏ, Con cáo và chùm nho, Lừa và 
Ngựa, Con quạ thông minh, 
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 ÔN TẬP TIẾT 7
1.Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
+Học sinh đọc lại bài:
 Sơn Tinh, Thủy Tinh
1. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là Mị Nương. 
Nhà vua muốn kén cho công chúa một người chồng tài giỏi.
 Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn công chúa. Một người là Sơn Tinh, chúa miền 
non cao, còn người kia là Thủy Tinh, vua vùng nước thẳm.
2. Hùng Vương chưa biết chọn ai, bèn nói:
- Ngày mai, ai đem lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương. Hãy đem đủ một trăm ván 
cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
 Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và được đón dâu về. 3.Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm :
Gợi ý: Bộ phận in đậm trong câu chỉ nguyên nhân. Em hãy sử dụng câu hỏi vì sao? để 
hỏi.
 a) Bông cúc héo lả đi vì thương xót sơn ca.
 b) Vì mải chơi, đến mùa đông, ve không có gì ăn.
4. Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau :
 Gợi ý: Em đáp lại lời đồng ý với thái độ vui mừng, lễ phép (với người lớn tuổi).
 a) Cô (hoặc thầy) hiệu trưởng nhận lời đến dự liên hoan văn nghệ với lớp em.
 .
 b) Cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm đồng ý cho lớp em đi thăm viện bảo tàng.
 .
 c) Mẹ đồng ý cho em đi chơi xa cùng mẹ.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
 ÔN TẬP TIẾT 8
1.Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
+Học sinh đọc lại bài:
 Tôm Càng và Cá Con
1. Một hôm, Tôm Càng đang tập búng càng dưới đáy sông thì thấy một con vật lạ bơi 
đến. Con vật thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, khắp người phủ một lớp vẩy bạc óng 
ánh.
 Thấy Tôm Càng ngó mình trân trân, con vật nói:
- Chào bạn. Tôi là Cá Con.
- Chào Cá Con. Bạn cũng ở sông này sao?
- Chúng tôi cũng sống dưới nước như nhà tôm các bạn. Có loài cá ở sông ngòi, có loài ở 
hồ ao, có loài ở biển cả.
2. Thấy đuôi Cá Con lượn nhẹ nhàng, Tôm Càng nắc nỏm khen. Cá Con khoe:
- Đuôi tôi vừa là mái chèo, vừa là bánh lái đấy. Bạn xem này! - Dòng 4: Ngày tết của thiếu nhi có trăng đẹp (có 8 chữ cái).
- Dòng 5: Nơi chứa sách, báo cho mọi người đọc (có 7 chữ cái).
- Dòng 6: Con vật đi lạch bạch, lạch bạch (có 3 chữ cái).
- Dòng 7: Trái nghĩa với dữ (có 4 chữ cái bắt đầu bằng chữ H)
- Dòng 8: Tên con sông đẹp ở thành phố Huế (có 9 chữ cái).
 b) Đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc :..
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
 ÔN TẬP TIẾT 9
A.Đọc thầm :
 Cá rô lội nước
 Những bác cá rô già, rô cụ lực lưỡng, đầu đuôi đen sì lẫn với màu bùn. Những cậu rô 
đực cường tráng mình dài mốc thếch. Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ cũng 
chui ra, khoan khoái đớp bóng nước mưa mới ấm áp, rồi dựng vây lưng ra như ta trương 
cờ, rạch ngược qua mặt bùn khô, nhanh như cóc nhảy. Hàng đàn cá rô nô nức lội ngược 
trong mưa, nghe rào rào như đàn chim vỗ cánh trên mặt nước.
 Theo TÔ HOÀI
B.Dựa theo nội dung của bài, chọn câu trả lời đúng:
1.Cá rô có màu như thế nào ?
a) Giống màu đất.
b) Giống màu bùn. Nó cười bằng đuôi.
 NGUYỄN HOÀNG SƠN
B. Tập làm văn:
Dựa vào những câu hỏi gợi ý sau, viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4, 5 câu) để nói 
về một con vật mà em thích.
1. Đó là con gì, ở đâu ?
2. Hình dáng con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật ?
3. Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu ?
 Bài làm
.Hết tuần 27.

File đính kèm:

  • docxphieu_hoc_tap_tai_nha_tuan_27_on_tap_tap_doc_tieng_viet_lop.docx