Phiếu ôn tập tại nhà - Tuần 22: Ôn tập Tập đọc "Một trí khôn hơn trăm trí khôn" - Tiếng Việt Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập tại nhà - Tuần 22: Ôn tập Tập đọc "Một trí khôn hơn trăm trí khôn" - Tiếng Việt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phiếu ôn tập tại nhà - Tuần 22: Ôn tập Tập đọc "Một trí khôn hơn trăm trí khôn" - Tiếng Việt Lớp 2

ĐỂ HỌC SINH NHỚ KIẾN THỨC. KÍNH NHỜ QUÝ PHỤ HUYNH CHO CÁC EM HỌC CÁC BÀI NÀY. CHÂN THÀNH CÁM ƠN QUÝ PHỤ HUYNH ! Tập thể giáo viên khối 2 Trường TH Lê Thị Pha. MÔN TIẾNG VIỆT TUẦN 22 Tập đọc: Một trí khôn hơn trăm trí khôn 1. Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. Một hôm, Chồn hỏi Gà Rừng: - Cậu có bao nhiêu trí khôn? - Mình chỉ có một thôi. - Ít thế sao? Mình thì có hàng trăm. 2. Một buổi sáng, đôi bạn dạo chơi trên cánh đồng. Chợt thấy một người thợ săn, chúng cuống quýt nấp vào một cái hang. Nhưng người thợ săn đã thấy dấu chân chúng. Ông reo lên: "Có mà trốn đằng trời!" Nói rồi, ông lấy gậy thọc vào hang. Gà Rừng thấy nguy quá, bảo Chồn: - Cậu có trăm trí khôn, nghĩ kế gì đi! Chồn buồn bã: - Lúc này, trong đầu mình chẳng còn một trí khôn nào cả. 3. Đắn đo một lúc, Gà Rừng nghĩ ra một mẹo, ghé tai Chồn: - Mình sẽ làm như thế, còn cậu cứ thế nhé! Mọi chuyện xảy ra đúng như Gà Rừng đoán. Người thợ săn lôi Gà Rừng ra, thấy cứng đờ, tưởng Gà Rừng đã chết. Ông ta quẳng nó xuống đám cỏ, rồi thọc gậy vào hang bắt Chồn. Thình lình, Gà Rừng vùng chạy. Người thợ săn đuổi theo. Chỉ chờ thế, Chồn vọt ra, chạy biến vào rừng. 4. Hôm sau, đôi bạn gặp lại nhau. Chồn bảo Gà Rừng: - Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình. Theo TRUYỆN ĐỌC 1, 1994 + Phụ huynh cho các em đọc bài và trả lời các câu hỏi sau? 1. Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà Rừng. 2. Khi gặp nạn, Chồn như thế nào ? 3. Gà Rừng nghĩ ra mẹo gì để cả hai thoát nạn ? 4. Thái độ của Chồn đối với Gà Rừng thay đổi ra sao ? 5. Chọn một tên khác cho câu chuyện theo gợi ý dưới đây : a) Gặp nạn mới biết ai khôn b) Chồn và Gà Rừng. c) Gà Rừng thông minh. Luyện từ và câu Từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, dấu phẩy + Phụ huynh cho học sinh làm các bài tập sau. 1: Nói tên các loài chim có trong tranh sau: (đại bàng, cú mèo, chim sẻ, sáo sậu, cò, chào mào, vẹt) 2. Hãy gọi tên loài chim thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây : a) Đen như b) Hôi như c) Nhanh như d) Nói như e) Hót như (vẹt, quạ, khướu, cú, cắt) 3. Chép lại đoạn văn dưới đây cho đúng chính tả sau khi thay ô trống bằng dấu chấm hoặc dấu phẩy. Ngày xưa có đôi bạn Diệc và Cò Chúng thường cùng ở, cùng ăn cùng làm việc và đi chơi cùng nhau Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng. 2.Em đáp lại lời xin lỗi trong các trường hợp sau như thế nào ? Gợi ý: Tùy vào mỗi tình huống, em đáp lại lời xin lỗi bằng thái độ lịch sự, tế nhị. a) Một bạn vội, nói với em trên cầu thang : “Xin lỗi cho tớ đi trước một chút.” - Mời bạn đi. b) Một bạn vô ý đụng người vào em, vội nói : “Xin lỗi. Tớ vô ý quá !” - Không sao đâu. c) Một bạn nghịch, làm mực bắn vào áo em, xin lỗi em : “Xin lỗi bạn. Mình lỡ tay thôi.” - Lần sau bạn cẩn thận hơn nhé ! Mình không sao. d) Bạn xin lỗi em vì quên mang sách trả em : “Xin lỗi cậu. Tớ quên mang sách trả cậu rồi.” - Không sao đâu, mình cũng chưa cần sách ngay. 3.Các câu dưới đây tả con chim gáy. Hãy sắp xếp thứ tự của chúng để tạo thành một đoạn văn : Gợi ý: Em đọc kĩ các câu văn miêu tả chim gáy và sắp xếp theo thứ tự: giới thiệu về chú chim - đặc điểm nổi bật - hoạt động - âm thanh gắn với làng quê. a) Cổ chú điểm những đốm cườm trắng rất đẹp. b) Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt. c) Thỉnh thoảng, chú cất tiếng gáy “cúc cù cu”, làm cho cánh đồng quê yên ả. d) Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc đa. *Lưu ý: Phụ huynh cho học sinh làm bài vào một quyển vở. Hết Tuần 22
File đính kèm:
phieu_on_tap_tai_nha_tuan_22_on_tap_tap_doc_mot_tri_khon_hon.docx