Bồi dưỡng giáo dục - Môn Đạo đức trong chương trình hiện hành
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng giáo dục - Môn Đạo đức trong chương trình hiện hành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bồi dưỡng giáo dục - Môn Đạo đức trong chương trình hiện hành
Môn Đạo đức trong chương trình hiện hành - Tổ chức các hội thảo tập huấn giữa các nhóm đối tượng phụ huynh, giáo viên, cán bộ cộng đồng xã phường,.. để thống nhất các quan điểm giáo dục và phối hợp giáo dục; - Tạo điều kiện cho học sinh hoạt động chủ động, tích cực thực sự trên lớp, giáo dục Quyền trẻ em kết hợp rèn kĩ năng sống cho học sinh, tích hợp giáo dục pháp luật, đạo đức Hồ Chí Minh; - Tổ chức viết truyện tranh tạo sự hấp dẫn, sinh động với những hoạt động, hình ảnh của cuộc sống hằng ngày - Sử dụng tài liệu “Biện pháp giáo dục tích cực trong quản lý lớp học” để cải thiện các mối quan hệ giữa GV – HS – PHHS. - Nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức hướng về cộng đồng nơi các em đang sống để góp phần phát triển mục tiêu giáo dục địa Phương. - CBQL các đơn vị đều quản lý, chỉ đạo việc giảng dạy môn học thông qua kế hoạch dạy học của từng cá nhân, dự giờ, qua việc kiểm tra đánh giá học sinh. I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC - Giáo dục công dân (môn Đạo đức ở cấp Tiểu học) giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người công dân; góp phần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân Việt Nam. - Môn Đạo đức ở cấp Tiểu học là môn học bắt buộc; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 1. Mục tiêu chung Chương trình môn Giáo dục công dân góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; các năng lực của người công dân Việt Nam, đặc biệt là năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. 2. Mục tiêu cấp Tiểu học a) Bước đầu hình thành, phát triển ở học sinh những hiểu biết ban đầu về chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật và sự cần thiết thực hiện theo các chuẩn mực đó trong quan hệ với bản thân và người khác, với công việc, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; thái độ tự trọng, tự tin; những tình cảm và hành vi tích cực: yêu gia đình, quê hương, đất nước; yêu thương, tôn trọng con người; đồng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu; chăm học, chăm làm; trung thực; có trách nhiệm với thái độ, hành vi của bản thân. b) Giúp học sinh bước đầu nhận biết và điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi của bản thân; biết quan sát, tìm hiểu về gia đình, quê hương, đất nước và về các hành vi ứng xử; biết lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cá nhân,hình thành thói quen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh hoạt. Năng lực Cấp Tiểu học NĂNG LỰC ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI Nhận thức – Nhận biết được một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật thường gặp phù hợp với lứa tuổi và sự chuẩn mực cần thiết của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó. hành vi –Có kiến thức cần thiết, phù hợp để nhận thức, quản lí, tự bảo vệ bản thân và duy trì mối quan hệ hoà hợp với bạn bè. – Nhận biết được sự cần thiết của giao tiếp và hợp tác; trách nhiệm của bản thân và của nhóm trong hợp tác nhằm đáp ứng các nhu cầu của bản thân và giải quyết các vấn đề học tập, sinh hoạt hằng ngày. Đánh giá hành – Nhận xét được tính chất đúng– sai, tốt – xấu, thiện – ác của một số thái độ, hành vi đạo đức và pháp vi của bản thân luật của bản thân và bạn bè trong học tập và sinh hoạt. và người khác – Thể hiện được thái độ đồng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. – Nhận xét được thái độ của đối tượng giao tiếp; một số đặc điểm nổi bật của các thành viên trong nhóm để phân công công việc và hợp tác. Điều chỉnh – Tự làm được những việc của mình ở nhà, ở trường theo sự phân công, hướng dẫn; không dựa dẫm, hành vi ý lại người khác. – Bước đầu biết điều chỉnh và nhắc nhở bạn bè điều chỉnh cảm xúc, thái độ, hành vi, thói quen của bản thân phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật và lứa tuổi; không nói hoặc làm những điều xúc phạm người khác; không mải chơi, làm ảnh hưởng đến việc học hành và các việc khác; biết sửa chữa sai sót, khuyết điểm trong học tập và sinh hoạt hằng ngày. –Thực hiện được một số hoạt động cần thiết, phù hợp để nhận thức, phát triển, tự bảo vệ bản thân và thiết lập, duy trì mối quan hệ hoà hợp với bạn bè. – Bước đầu biết thực hành tiết kiệm và sử dụng tiền hợp lí. V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Nội dung khái quát a) Nội dung khái quát các cấp học Cấp Trung học Cấp Trung học Nội dung Cấp Tiểu học cơ sở phổ thông Yêu nước × × + Nhân ái × × + Giáo dục đạo đức Chăm chỉ × × + Trung thực × × + Trách nhiệm × × + Giáo dục kĩ năng Kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân × × + sống Kĩ năng tự bảo vệ × × + Hoạt động của nền kinh tế × Giáo dục kinh tế Hoạt động kinh tế của Nhà nước × Hoạt động sản xuất kinh doanh × Hoạt động tiêu dùng × × × Chuẩn mực hành vi pháp luật × Giáo dục pháp luật Quyền và nghĩa vụ của công dân × × Hệ thống chính trị và pháp luật t× Chú thích: kí hiệu (×) biểu thị nội dung giáo dục chủ yếu; kí hiệu (+) biểu thị nội dung giáo dục lồng ghép. VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC Giáo viên phải có phương pháp giáo dục phù hợp, cụ thể là: 1. Chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lí tình huống thực tiễn, trường hợp điển hình; coi trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm 2. Kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học: giải quyết vấn đề; thảo luận nhóm; đóng vai; dự án;... 3. Kết hợp các hình thức dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả: dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân; dạy học ở trong lớp và ở ngoài lớp, ngoài khuôn viên nhà trường; tích cực sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. 4. Phối hợp giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và xã hội.
File đính kèm:
- boi_duong_giao_duc_mon_dao_duc_trong_chuong_trinh_hien_hanh.pptx