Chuyên đề - Chương trình giáo dục môn Lịch sử, Địa lí và Tự nhiên xã hội Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề - Chương trình giáo dục môn Lịch sử, Địa lí và Tự nhiên xã hội Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề - Chương trình giáo dục môn Lịch sử, Địa lí và Tự nhiên xã hội Tiểu học
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Hà Nội, 2018 ĐẶC ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ Lịch sử và Địa lí ở cấp Tiểu học là môn học bắt buộc, được tổ chức dạy và học ở lớp 4 và lớp 5. Môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3 và là cơ sở để học môn Lịch sử và Địa lí ở cấp trung học cơ sở, đồng thời góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học xã hội ở các cấp học trên. Môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được xác định trong Chương trình tổng thể. Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp Tiểu học gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về địa lí, lịch sử của địa phương, vùng miền, đất nước Việt Nam, các nước láng giềng và một số nét cơ bản về địa lí, lịch sử thế giới. Nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí còn liên quan trực tiếp với nhiều môn học và các hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm,... 2. Chọn lọc những kiến thức cơ bản và sơ giản về tự nhiên, dân cư, một số hoạt động kinh tế, lịch sử, văn hoá của các vùng miền, đất nước Việt Nam và thế giới; các sự kiện, nhân vật lịch sử phản ánh những dấu mốc lớn của quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nội dung môn học vừa bảo đảm tính khoa học, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh. 3. Chương trình được thiết kế theo phạm vi mở rộng dần về không gian địa lí và không gian xã hội, từ địa lí, lịch sử của địa phương, vùng miền, đất nước Việt Nam đến địa lí, lịch sử của các nước láng giềng, khu vực và thế giới. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH: - Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và địa lí với các thành phần: nhận thức khoa học lịch sử và địa lí; tìm hiểu lịch sử và địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc, từ đó góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. ỦY BAN NHÂN DÂN T.P HỒ CHÍ MINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NỘI DUNG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2019 QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội quán triệt các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục. 1. Dạy học tích hợp Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội được xây dựng dựa trên quan điểm dạy học tích hợp, coi con người, tự nhiên và xã hội là một chỉnh thể thống nhất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó con người là cầu nối giữa tự nhiên và xã hội ở mức độ đơn giản, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống; các năng lực chung và năng lực khoa học. IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành, phát triển ở học sinh phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học 2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. - Mỗi bài gồm 2 tiết được xây dựng theo yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh - Nội dung: Bố trí hợp lí cho 2 tiết học tách rời - Mỗi chủ đề đều có tiết ôn tập nội dung đã học - Cấu trúc gồm 35 bài, sắp xếp thành 2 phần lớn, mỗi phần gồm 3 chủ đề: + Xã hội: Chủ đề 1: Gia đình – Ôn tập, Đánh giá Chủ đề 2: Trường học – Ôn tập, Đánh giá Chủ đề 3: Cộng đồng địa phương – Ôn tập, Đánh giá + Tự nhiên: Chủ đề 4: Thực vật và động vật – Ôn tập, Đánh giá Chủ đề 5: Con người và sức khoẻ – Ôn tập, Đánh giá Chủ đề 6: Trái Đất và bầu trời – Ôn tập, Đánh giá DẠY HỌC HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC Chương trình hiện hành, về cơ bản vẫn là cách tiếp cận nội dung, chỉ nêu ra một danh mục đề tài, chủ đề của một lĩnh vực/môn học nào đó cần dạy và học, tập trung xác định và trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn học sinh biết cái gì? chạy theo khối lượng kiến thức, ít chú ý dạy cách học, nhu cầu, hứng thú của người học Chương trình mới chuyển sang cách tiếp cận năng lực, nhằm phát triển phẩm chất và năng lực người học. Đó là là cách tiếp cận nêu rõ học sinh sẽ làm được gì và làm như thế nào, phát triển các phẩm chất chủ yếu và các năng lực chung mà mọi học sinh đều cần có, đồng thời phát triển các phẩm chất và năng lực riêng của từng em; XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ!
File đính kèm:
- chuyen_de_chuong_trinh_giao_duc_mon_lich_su_dia_li_va_tu_nhi.pptx