Chuyên đề - Dạy học tích hợp để phát triển năng lực cho học sinh Tiểu học

doc 13 Trang tieuhoc 155
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề - Dạy học tích hợp để phát triển năng lực cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề - Dạy học tích hợp để phát triển năng lực cho học sinh Tiểu học

Chuyên đề - Dạy học tích hợp để phát triển năng lực cho học sinh Tiểu học
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN GÒ VẤP
 TRƯỜNG BỒI DƯỠNG GIÁO DỤC
 CHUYÊN ĐỀ
 “DẠY HỌC TÍCH HỢP
ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC”
 Tháng 11/2018
 1 THAM LUẬN
 “Dạy toán tích hợp, gắn toán học với thực tiễn cho học sinh Tiểu học”
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Toán học là nền tảng, là cơ sở của rất nhiều môn học khác và đóng một vai trò 
cốt lõi trong cuộc sống hằng ngày. Thế nên, nếu có thể tích hợp các môn học khác vào 
tiết Toán sẽ gây được nhiều hứng thú cho học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức. Học 
sinh sẽ nhận thấy được mối liên kết giữa toán với các môn khác, đặc biệt khi Toán 
học được kết hợp với những bộ môn nghệ thuật sẽ giúp môn học này bớt khô khan và 
thú vị hơn rất nhiều. Học sinh sẽ vô cùng ngạc nhiên khi bảng tính nhân được hát theo 
nền nhạc của một bài hát mà các em yêu thích. 
 Ngoài ra, sự kết hợp hài hòa giữa các lĩnh vực tri thức sẽ mang đến cho học sinh 
những trải nghiệm thực sự có ý nghĩa, giúp học sinh hiểu sâu hơn vấn đề, nhận ra được 
mối liên hệ giữa những gì được học. Qua đó đạt hiệu quả học tập cao hơn. Dạy học tích 
hợp cũng là xu hướng tự nhiên và tiên tiến của trong nước và thế giới.
 Ở các nước tiên tiến trên thế giới, việc dạy Toán tích hợp và gắn Toán với thực 
tiễn rất được chú trọng và thực hiện rất tốt trong các trường phổ thông. Ở nước ta 
cũng có nhiều nhà giáo, nhà giáo dục đề cập đến vấn đề này nhưng việc triển khai 
thực hiện thì chưa được chú trọng và đạt hiệu quả như mong muốn.
 Các kiến thức kỹ năng của môn Toán rất cần trong lao động sản xuất, trong đời 
sống hằng ngày. Môn Toán góp phần rất lớn trong việc rèn phương pháp suy nghĩ, 
suy luận, giải quyết vấn đề. Vì vậy việc dạy Toán gắn liền với thực tiễn cuộc sống 
trong các trường tiểu học là điều vô cùng cần thiết.
 Ý thức được tầm quan trọng của việc dạy học tích hợp trong các môn học, đặc 
biệt là môn Toán và việc vận dụng những kiến thức Toán vào đời sống thực tiễn, 
Trường Tiểu học Tư thục Nhựt Tân đã có định hướng là đẩy mạnh việc dạy học môn 
Toán theo hướng đi này.
 II. THỰC TRẠNG
 1. Thuận lợi
 - Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận quan tâm chỉ đạo việc dạy học tích hợp và 
gắn với thực tiễn. 
 - Phụ huynh học sinh cũng rất quan tâm, cùng theo chương trình để phối hợp với 
nhà trường trong việc dạy con em mình. 
 - Trường Nhựt Tân là đơn vị tư thục nên có những thuận lợi trong việc quyết 
định về tài chính để mua những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy học; Số 
lượng học sinh của trường nói chung và sĩ số học sinh/ lớp không cao (dưới 30 HS/ 
lớp); Trường chủ động trong việc tuyển chọn những giáo viên phù hợp với hướng đi 
của nhà trường, 
 - Đa số học sinh ham thích học tập, hăng say tìm tòi và sáng tạo, hứng thú với 
những hoạt động thực hành, tìm hiểu vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề 
trong cuộc sống một cách thực tế, sáng tạo, hiệu quả. 
 3 không làm rõ được tính thực tiễn của bài tập và như vậy sẽ có tác dụng ngược lại hoặc 
việc tích hợp làm mất thời gian, hay làm cho học sinh khó hiểu hơn.
 Trong mỗi chủ đề, giáo viên nghiên cứu các đơn vị kiến thức đại diện cho chủ 
đề đó. Qua nghiên cứu từng đơn vị kiến thức, giáo viên đưa ra các bài toán tương ứng 
với các đơn vị kiến thức.
 Ví dụ: Bài “Gam” ở môn Toán lớp 3. Với mục tiêu là HS nắm được gam là 
một đơn vị đo khối lượng, mối quan hệ của nó với Kg đã học ở lớp 2 và tính toán với 
số đo là gam có thể kết nối được với thực tế. Việc giới thiệu đơn vị đo, biểu tượng của 
nó nếu hình thành một cách tường minh sẽ đơn điệu. Chúng ta có thể giới thiệu và 
hình thành mối quan hệ của đơn vị đo này với Kg một cách trực quan sinh động. 
Ngoài ra, bài học này còn có thể tích hợp với việc dạy kỹ năng ước lượng hay mua 
những thực phẩm cần đến việc cân.
 Bước 2: Tìm các tình huống có liên quan đến thực tiễn tương thích với các bài 
toán đã xác định ở bước đầu tiên.
 Cần chọn đại lượng liên quan đến thực tiễn tương thích. 
 Quá trình tìm các tình huống thực tiễn cần phải gắn liền với một bối cảnh nhất 
định. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, không phải mọi chủ đề hay mọi đơn vị kiến thức đều 
có thể tìm được các bối cảnh tương ứng để thiết kế các tình huống thực tiễn.
 Bước 3: Xác định điều kiện các đại lượng và điều chỉnh các yếu tố để phù hợp 
với tình huống thực tiễn.
 Trong việc xác định điều kiện các đại lượng cần chú ý đến điều kiện trong thực 
tiễn. Việc điều chỉnh các yếu tố cần chú ý đến điều chỉnh các số và đơn vị cho phù 
hợp với tình huống có liên quan đến thực tiễn.
 Về mặt lý thuyết Toán học, các bài toán có thể có các điều kiện tối ưu. Tuy 
nhiên, khi gắn với bối cảnh thực tiễn, nó cần phải phù hợp với điều kiện thực tế.
 Bước 4: Phát triển bài toán có liên quan đến thực tiễn: Sau khi đã tìm ra điều 
kiện phù hợp với bối cảnh, chúng ta có thể phát triển dưới dạng các tình huống mà 
học sinh cảm thấy quen thuộc trong đời sống hàng ngày.
 Bên cạnh việc xây dựng các bài toán có liên quan đến thực tiễn xuất phát từ các 
bài toán đã có, chúng ta cũng đề cập đến việc thiết kế các hoạt động học tập.
 Ngoài ra, giáo viên cần dự kiến câu trả lời sai của học sinh để có phương án 
giải quyết. Khi giảng dạy, giáo viên cần đưa ra những ví dụ cụ thể, quen thuộc và dễ 
hiểu để giúp học sinh hiểu kiến thức.
 Ban đầu, giáo viên yêu cầu học sinh giải bài tập có liên quan đến thực tiễn. Sau 
đó, học sinh sẽ phải xác định nội dung toán học trong bài tập này và đề xuất các bài 
tập có liên quan đến thực tiễn từ bài toán trên.
 b) Một số lưu ý khi dạy Toán tích hợp, gắn với thực tiễn
 - Lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp: Giáo viên cần xem xét để đưa vào nội 
dung tích hợp theo mức độ phù hợp để không bị sa đà vào việc dạy môn học khác mà 
kiến thức môn Toán lại trở thành phần phụ. Giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung 
 5 động cho học sinh cần chú ý tạo điều kiện để học sinh phát huy được sự hứng thú, 
tính chủ động sáng tạo chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức một cách nhẹ nhàng, vận 
dụng linh hoạt kiến thức đã có để giải quyết các vấn đề trong thực tế đời sống.
 3. Các bước triển khai thực hiện
 Để đẩy mạnh việc dạy tích hợp và gắn với thực tiễn đối với các bộ môn nói 
chung, môn Toán nói riêng, Trường Nhựt Tân đã thực hiện những bước sau:
 1. GV nghiên cứu bài để tìm bài có phần tích hợp và gắn với thực tiễn. 
 2. GV lập kế hoạch bài giảng có phần tích hợp và gắn với thực tiễn (Giáo viên 
cần chú ý đến hình thức, phương pháp thực hiện, đồ dùng dạy học, thời gian thực 
hiện,).
 3. Ban giám hiệu duyệt kế hoạch bài dạy (điều chỉnh, hỗ trợ,).
 4. Giáo viên điều chỉnh lại giáo án (nếu có).
 5. Thực hiện giảng dạy trên lớp.
 6. Gửi phiếu theo dõi hay trao đổi với phụ huynh về nội dung bài dạy (nếu bài 
dạy có liên quan đến việc rèn luyện ở nhà).
 7. GV báo cáo với BGH hay trong giáo viên (qua buổi tập huấn hay sinh hoạt 
chuyên môn). Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm (những điều cần phát huy hay cần 
điều chỉnh).
 IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
 Những biện pháp mà Trường Tiểu học Nhựt Tân áp dụng trong thời gian qua 
đã phát huy tác dụng. Chỉ qua thời gian ngắn thực hiện, nhiều kĩ năng của học sinh 
tiến bộ rất rõ rệt: HS năng động hơn, tư duy được mở rộng, đặc biệt là khả năng vận 
dụng một cách sáng tạo các kiến thức Toán học vào thực hành cũng như vào cuộc 
sống thường nhật của các em và sự lan tỏa đến mọi người xung quanh, gia đình và xã 
hội Hơn thế nữa, các em có niềm tin vào bản thân mình, ghi nhớ lâu và chắc chắn 
đối với những kiến thức đã học. Ngoài ra, môi trường học tập cũng thuận lợi hơn khi 
kích thích được niềm ham thích học tập trong mỗi học sinh.
 V. KẾT LUẬN
 Thời gian qua, Trường Tiểu học Nhựt Tân đã đẩy mạnh việc dạy học môn Toán 
theo hướng tích hợp và gắn Toán học vào thực tiễn đời sống cho học sinh. Việc làm 
này đã giúp cho học sinh thực sự hứng thú, tiếp thu và vận dụng kiến thức hiệu quả. 
Nó làm cho các em cảm nhận được Toán học không khô khan, cao siêu mà nó rất gần 
gũi và hữu ích cho cuộc sống thường nhật của các em. Đồng thời với giáo viên cũng 
phát huy được khả năng nghiên cứu, sự sáng tạo trong việc vận dụng thực hiện dạy 
học theo hướng tích cực hiệu quả.
 Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa trong việc dạy học môn Toán theo định 
hướng này. Tập thể sư phạm nhà trường sẽ cùng tập trung khai thác những nội dung 
dạy học có thể tích hợp và gắn với thực tế đời sống hơn nữa để nâng cao chất lượng 
và tính ứng dụng cho học sinh./. 
 7 - Sự phát triển của khoa học ngày càng nhanh, nhiều vấn để mới cần hải đưa vào nhà 
 trường như: bảo vệ môi trường, giáo dục sức khỏe, an toàn giao thông..., nhưng quỹ thời gian có 
 hạn, không thể tăng số môn học. Tích hợp nội dung một số môn học là giải pháp có thể thực 
 hiện ược nhiệm vụ giáo dục nhiều mặt cho học sinh mà không gây quá tải.
 - Dạy học tích hợp không gây xáo trộn vẽ sổ lượng và cơ cấu giáo viên, không nhất thiết 
 phải đào tạo lại mà chỉ cần bồi dưỡng một số chuyên đề dạy học tích hợp, không đòi hỏi phải 
 tăng cường quá nhiều về cơ sở vật hất và thiết bị dạy học.
 - Dạy học tích hợp tạo động lực để học sinh tích cực học tập, giúp học sinh học tập thông 
 minh, vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng một cách toàn diện, hài hoà và hợp lí để giải quyết 
 các tình huống mới mẻ, đa dạng rong cuộc sống hiện đại.
 - Các bài dạy theo hướng tích hợp góp phấn làm cho hoạt động dạy 1ỌC trong nhà 
 trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, làm cho học sinh có nhu cầu học tập để giải đáp được 
 những thắc mắc, phục vụ cho cuộc sống ủa bản thân và cộng đổng.
 - Tích hợp góp phấn giúp đào tạo những người học có đầy đủ phẩm chất và năng lực để 
 giải quyết các vấn đê' của cuộc sống hiện đại. Tích hợp củng góp phần đào tạo giáo viên biết 
 cách xử lí các tình huống giáo dục một cách linh hoạt và hiệu quả.
 Thực tiễn dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục ở tiểu học là minh chứng cho những 
 điều đã được trình bày trên đây.
 3.2 Ưu điểm của dạy học tích hợp
 Dạy học tích hợp có những ưu điểm chính sau đây:
 - Mục tiêu học tập được người học xác định rõ ràng ngay tại thời điểm học.
 - Tránh những kiến thức, kĩ năng trùng lặp; phân biệt được nội dung trọng tâm và nội 
 dung ít quan trọng; các kiến thức hình thành trong bài học gắn liển với kinh nghiệm sống của 
 học sinh.
 Phương diện Dạy học tích hợp Dạy học một môn
 Hướng đến mục tiêu chung của một số nội Hướng đến mục tiêu riêng của mỗi môn học.
 dung thuộc nhiều môn học khác nhau. Phạm vi hẹp, thường tập trung vào việc hình 
Mục tiêu
 Phạm vi rộng, Ưu tiên các mục tiêu chung thành các kiến thức và kĩ năng, thái độ đặc thù 
 của nhiều môn học. của môn học.
 Kết nối những tình huống có liên quan thuộc Xuất phát từ một tình huống có liên quan tới nội 
Kế hoạch dạy nhiều lĩnh vực khác nhau với lợi ích và sự dung của một môn học.
học quan tâm của học sinh, của cộng đồng.
 Hoạt động học xuất phát từ vấn đế cần giải Hoạt động học diễn ra theo tiến trình đã dự 
 quyết hoặc một dự án cẩn thực hiện, việc tự kiến. Người thiết kế kế hoạch hoạt động thường 
Tổ chức dạy chủ giải quyết vấn đê' cẩn dựa trên các kiến là giáo viên.
học thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau. 
 Học sinh có thể cùng giáo viên thiết kế kế 
 hoạch hoạt động.
Trung tâm của Nhấn mạnh đặc biệt đến sự phát triển và làm Đặc biệt nhắm tới việc làm chủ mục tiêu ngắn 
việc dạy chủ mục tiêu lâu dài như là các phương pháp, hạn như kiến thức, kĩ năng đặc thù của môn 
 kĩ năng và thái độ của người học. học.
Kết quả của Hình thành, phát triển kiến thức và kĩ năng, Hình thành, phát triển kiến thức và kĩ năng, thái 
việc học thái độ gắn với một chủ đề có liên quan đến độ gắn với nội dung bài học cụ thể.
 nội dung của nhiều môn học, nhiễu lĩnh vực 
 xã hội khác nhau.
 - Tạo điều kiện để hình thành và phát triển năng lực cho học sinh một cách hài hoà 
 ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
 - Dạy học tích hợp làm cho người học cảm thấy việc học có ý nghĩa vì họ giải 
 quyết được một tình huống, một vấn đế trong thực tiễn cuộc sống, từ đó có điều kiện 
 hình thành và phát triển kiến thức, kĩ năng liên quan.
 9 lượng hoá được các mục tiêu (các đích cụ thể) mà người học cần đạt được sau bài học. 
Những mục tiêu này cần phải bao quát được nhiều lĩnh vực học tập, nhiều môn khoa học 
khác nhau.
 Ngoài những mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và giá trị thuộc các lĩnh vực khoa học 
được chọn để tích hợp, giáo viên cần xác định thêm những mục tiêu hình thành và phát 
triển năng lực, kĩ năng xã hội... cho học sinh.
 Thông thường, bài học tích hợp không đặt quá cao mục tiêu trang bị kiến thức, mà 
chú trọng các mục tiêu hình thành và phát triển kĩ năng sống, năng lực hoạt động xã hội 
cho HS.
 Đối với bài học tích hợp thì mục tiêu dạy học cũng là mục tiêu tích hợp. Sự tích 
hợp trong mục tiêu dạy học được thể hiện ở việc tích hợp các kiến thức của các lĩnh vực 
khoa học, tích hợp các kĩ năng và năng lực học sinh cần đạt được, tích hợp những giá trị 
nhân văn định hướng cho sự phát triển của học sinh.
 Khi thiết kế mục tiêu cho bài học tích hợp, giáo viên cần lưu ý:
 + Không nên đưa quá nhiều mục tiêu về kiến thức thuộc nhiểu lĩnh vực khoa học 
khác nhau mà cân chắt lọc các mục tiêu trọng tâm nhất.
 + Nên thể hiện rành mạch nội dung đặc thù của bài học “chính” và mục tiêu tích hợp.
 + Tập trung vào các mục tiêu phát triển năng lực cho người học, nhất là các mục 
tiêu vế kĩ năng sống, năng lực xã hội.
 5.3 Dự kiến thời lượng, thời điểm học
 - Xác định thời lượng cho bài học tích hợp là việc rất cần thiết. Bởi lẽ, dự kiến 
được thời lượng cho hoạt động học tập của học sinh một cách phù hợp cũng có nghĩa là 
giáo viên đã lượng hoá được các hoạt động tương úng với khả năng thực hiện của học 
sinh. Công việc này đảm bảo cho học sinh có thể thực hiện được các hoạt động học tập 
tích hợp đúng với tính chất của nó chứ không phải là gắng “nhồi” cho đủ lượng kiến 
thức; cũng không phải là lướt qua cho có hoạt động.
 Tuy nhiên, củng cần lưu ý rằng, thời lượng được xác định chỉ có tính chất dự kiến. 
Trong thực tiễn triển khai hoạt động, không nên gò thời lượng theo dự kiến một cách 
cứng nhắc mà cẩn linh hoạt điểu chỉnh thời lượng này cho phù hợp với điều kiện thực tế. 
Như vậy, cả giáo viên và học sinh đểu có cơ hội để phát triển bản thân, để thử thách khả 
năng phát hiện và giảx quyết vấn đê' trong các tình huống cụ thể.
 Việc dự kiến thời lượng của bài học cần căn cứ vào những yếu tố sau:
 + Năng lực thực tế của học sinh.
 + Mục tiêu và nội dung bài học tích hợp.
 + Điểu kiện dạy học thực tế.
 - Cũng cần xác định thời điểm thực hiện bài học tích hợp, bởi vì trong nội dung 
bài học tích hợp có những kiến thức, kĩ năng cần điều kiện tiên quyết là những kiến thức, 
kĩ năng khác. Do vậy, cần xác định thời điểm học sao cho người học có đủ các kiến thức, 
kĩ năng nển tảng để có thể tham gia bài học tích hợp một cách hiệu quả.
 5.4 Chuẩn bị cho hoạt động dạy học
 Có thể nói, sự chuẩn bị của giáo viên chính là chìa khoá để đảm bảo 'ho sự thành 
công cho mỗi bài học, mỗi hoạt động dạy học. Đối với dạy học tích hợp thì việc chuẩn bị 
của giáo viên, và đặc biệt là của học sinh còn có ý nghĩa nhiều hơn thế; nó được xem là 
một phần quan trọng trong kế ìoạch học tập. Để bài học được thực hiện một cách hiệu 
quả, giáo viên và học sinh không chỉ cần chuẩn bị điểu kiện, phương tiện vật chất mà còn 
:ẩn chuẩn bị cả tư liệu cho bài học, tái hiện hoặc tìm kiếm những kiến thức ìền tảng phục 
vụ cho nhiệm vụ học tập mới. Với quan niệm vẽ chuẩn bị cho bài học tích hợp như vậy, 
giáo viên cần:
 11 c. Lập kế hoạch đánh giá: xác định các thời điểm đánh giá và cách thức ỉánh giá ở 
mỗi thời điểm đó trong quá trình dạy học. Thông thường, trong dạy học tích hợp chúng 
ta sử dụng đánh giá thường xuyên (trong dạy học) Dằng quan sát hay các yêu cầu đơn 
giản và đánh giá tồng kết (sau khi kết thúc bài học) dựa vào sản phẩm của học sinh.
 Đánh giá trong dạy học nói chung và trong dạy học tích hợp nói riêng ;ó một số 
đặc trưng sau:
 - Mục đích đánh giá: nhằm giúp cả thầy và trò có cơ sở và định hướng điểu chỉnh 
hoạt động dạy học ngày càng hiệu quả.
 - Nội dung hay tiêu chí đánh giá: đánh giá toàn diện cả kiến thức, kĩ năng, thái độ.
 - Phương thức đánh giá: kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá kết quả của hoạt động.
 - Đối tượng tham gia đánh giá: học sinh, bạn học, giáo viên, gia đình và xã hội.
 5.7 Tổng kết hoạt động và tiếp tục hướng dẫn học sinh học tập
 Tổng kết hoạt động là việc giáo viên tóm lược cô đọng vấn để chính trong bài học. 
Tuy nhiên, tổng kết không phải là đóng lại một quá trình học tập, đó chỉ là việc hoàn 
thành một mắt xích trong một chuỗi các hoạt động đa dạng. Sau khi tổng kết, giáo viên 
cần tiếp tục hướng dẫn học sinh học tập: gợi mở thêm các vấn đề mới hoặc để học sinh 
tự đề xuất vấn đề mới và những vấn đề học tập mới này lại trở thành điểm khởi đầu cho 
quá trình học tập tiếp theo. Ở bước này, giáo viên cũng cần tổng kết về phương pháp học 
của học sinh, giúp các em tự trả lời câu hỏi:
 - Mình đã học và làm bằng những cách nào?
 - Ưu và nhược điểm của những cách làm đó.
 - Những cách làm đó đặc trưng cho các loại công việc nào / dạng hoạt động nào?
 - Nếu làm lại củng công việc đó thì mình sẽ chọn cách nào? Vì sao?
 - Nếu làm việc khác thì cần nghiên cứu như thế nào để lựa chọn được cách làm 
phù hợp?...
 Để học sinh thực hiện được điểu này, cần nhiểu thời gian và có sự hỗ trợ đắc lực 
của giáo viên. Bằng năng lực sư phạm của mình, giáo viên dần dần giúp các em học cách 
học, học đánh giá tính hiệu quả của cách học. Hướng dẫn cho học sinh tìm ra cách học 
hiệu quả, tức là giáo viên “đã trao cho học sinh chìa khoá để các em tự mở cửa mọi kho 
báu mà không dừng lại ở việc tặng cho các em một viên ngọc”.
 13

File đính kèm:

  • docchuyen_de_day_hoc_tich_hop_de_phat_trien_nang_luc_cho_hoc_si.doc