Chuyên đề - Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực tiếng Việt ở Tiểu học

docx 11 Trang tieuhoc 196
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề - Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực tiếng Việt ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề - Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực tiếng Việt ở Tiểu học

Chuyên đề - Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực tiếng Việt ở Tiểu học
 CHUYÊN ĐỀ
 “KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN 
 NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC”
 1. Năng lực và dạy học phát triển năng lực Tiếng Việt ở TH
 Thuật ngữ năng lực ở đây được hiểu theo quan điểm giáo dục hướng vào năng 
lực hành động: “Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng 
và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... để thực hiện 
thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định".
 Trong dạy học Tiếng Việt, năng lực hành động được hiểu là năng lực giải 
quyết một nhiệm vụ giao tiếp – năng lực giao tiếp. Năng lực giao tiếp vừa là năng 
lực đặc thù của môn Tiếng Việt vừa là một năng lực chung mà trường học phải hình 
thành và phát triển.
 2. Thực trạng dạy học và kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt chương trình 
hiện hành
 Trong chương trình TV ở tiểu học, việc chuyển từ mục tiêu nhận diện, mô tả, 
phân loại các đơn vị ngôn ngữ thành mục tiêu sử dụng Tiếng Việt như một công cụ 
giao tiếp, hình thành và phát triển các kĩ năng Tiếng Việt cho HS trên cả hai bình 
diện sản sinh ( nói, viết) và lĩnh hội (nghe, đọc) lời nói, đòi hỏi việc xây dựng bài tập 
dạy từ phải thiết thực nhằm phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt của HS.
 Việc dạy học tiếng Việt ở phổ thông có thể chia thành 3 lĩnh vực:
 - Dạy học các tri thức tiếng Việt.
 - Dạy học tiếp nhận ngôn bản (nghe, đọc hiểu)
 - Dạy học tạo lập ngôn bản (nói,viết, trình bày)
 a) Trong dạy học các tri thức tiếng Việt, chúng ta đang quá tập trung vào 
nhận biết, phân tích, phân loại các đơn vị ngôn ngữ mà ít chú ý đến việc sử dụng 
chúng.
 GV chúng ta thường chỉ quan tâm, băn khoăn thắc mắc một tổ hợp ngôn ngữ 
nào đó là một từ hay hai từ, chúng là từ đơn, từ ghép hay là từ láy, chúng thuộc biện 
pháp so sánh hay không phải là so sánh, chúng là danh từ, động từ hay tính từ, một 
tổ hợp nào đó thuộc kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? hay kiểu câu Ai thế nào?, chúng là 
câu đơn hay là câu ghép mà không quan tâm chúng được dùng để làm gì, dùng 
như thế nào trong hoạt động nói năng, lúc nào, hoàn cảnh nào thì nên chọn chúng.
 Ví dụ bài tập để nhận biết từ đơn, láy, ghép mà bài tập sử dụng chúng (là bài 
tập tạo năng lực) như sau thường xuất hiện ít:
 Thay những từ được in đậm bằng một từ láy để các câu sau trở nên gợi tả hơn:
 - Những giọt sương đêm nằm trên những cành lá.
 - Đêm trung thu trăng sáng lắm. Dưới trăng, dòng sông trông như dát bạc.
 - Trên nền trời, những cánh cò đang bay. bằng cách thu thập dữ kiện. Nó chứa một vấn đề cần giải quyết và cũng tiềm ẩn một 
cơ hội cho tư duy phản biện của học sinh (mà hầu như sách giáo khoa hiện nay 
không tạo cơ hội này): trong các nhân vật của truyện, có nhân vật không tốt cũng 
không xấu.
 - Về hình thức thực hiện, đây là một bài tập dành cho hoạt động nhóm. Về 
cách thể hiện kết quả, với 2 phương tiện đã cho, học sinh có thể lựa chọn hoặc là dán 
các nhân vật vào từng nhóm tốt xấu (đáp án chờ đợi có cả nhân vật được đặt trên 
đường kẻ giữa), hoặc là tô khác màu cho các nhóm nhân vật. Hình thức thực hiện 
của bài tập sẽ tạo hứng thú cho học sinh
 Bài tập 2 là một bài tập yêu cầu giải thích, là một bài tập cao hơn bài tập tái 
hiện của sách giáo khoa. Đây là một bài tập mở vì nó tạo cơ hội cho học sinh đưa ra 
những lí do khác nhau. Bài tập này tạo cho học sinh cơ hội trình bày lập luận, luyện 
tập cho học sinh cách bảo vệ ý kiến của mình. Đây là những kĩ năng sẽ được chú 
trọng hình thành trong chương trình mới.
 Câu hỏi 3 cũng là một câu hỏi mở, một câu hỏi mang tính liên cá nhân, nó tạo 
cơ hội cho học sinh nói lên ý kiến của mình một cách tự do.
 c) Trong dạy học tạo lập văn bản (tập làm văn), chúng ta hay để học sinh nhớ, 
thuộc bài văn mẫu để chép theo mà ít dạy học sinh suy nghĩ để có ý tưởng của riêng 
mình, ít dạy học sinh cách biểu đạt những ý tưởng này nên các em không biết cách 
viết sáng tạo.
 Để khắc phục điều này, trước hết chúng ta cần có những đề bài tạo cơ hội cho 
học sinh sáng tạo, ví dụ:
 - Thế nào là người hạnh phúc? Em hãy viết đoạn văn trình bày ý kiến của 
mình.
 - Hãy tưởng tượng em sang thăm nước Nhật và sẽ đến trước tượng đài Xa-xa-
cô (trong câu chuyện Những con sếu bằng giấy, SGK Tiếng Việt 5, trang 36-37). Em 
muốn nói gì với Xa-xa-cô để tỏ tình đoàn kết của trẻ em khắp năm châu và khát 
vọng thế giới được sống cuộc sống hòa bình? Hãy viết đoạn văn ghi lại những điều 
em muốn nói.
 Tất nhiên, để học sinh có thể thực hiện được đề bài này, trước hết giáo viên 
phải có năng lực viết văn, bởi vì chúng ta không thể hình thành, phát triển cho học 
sinh một năng lực nào đó mà chúng ta không có, không thể gặt hái một cái gì mà 
chúng ta không có khả năng gieo trồng.
 3. Hướng dẫn dánh giá kết quả học tập TV của học sinh theo hướng phát 
triển năng lực
 * Yêu cầu chung:
 - Đề kiểm tra phải được thiết kế theo một ma trận đã được xây dựng có tính 
toán để bao quát hết nội dung cơ bản của chương trình, có đủ các kiểu dạng câu hỏi, 
bài tập có thể gặp trong thực tế. b) Bác đã đi khắp ... .......................(năm châu, non sông) để tìm đường cứu 
nước cho dân tộc Việt
 c) Dù có đi đâu xa, ông tôi vẫn luôn đau đáu nhớ về ...................... ....(quê 
quán, quê cha đất tổ) của mình.
 d) Lan có nước da...................... (đen giòn, đen nhánh) trông rất khỏe mạnh.
 + Điền từ trái nghĩa với những từ in đậm để hoàn chỉnh các câu sau :
 a) Lá cây mềm mại, mịn màng còn thân cây lại ......................, gai góc.
 b) Tai thỏ dài chứ không..................... như như tai chuột.
 c) Mẹ kẻ rằng ban đầu Linh nấu nướng cũng ..................... chứ không khéo léo 
như bây giờ.
 + Đặt câu có:
 a) Từ "sao" là danh từ:...
 b) Từ "sao" là động từ:...
 c) Từ "của" là danh từ:...
 d) Từ "của" là quan hệ từ:...
 b) Phần Luyện đọc chú ý đến những bài tập hồi đáp yêu cầu đánh giá 
hoặc liên hệ với cuộc sống
 Ví dụ:
 + Chọn a hoặc b:
 a) Ai đặt tên cho em? Tên em mang ý nghĩa gì?
 b) Nếu được đặt tên cho mình, em sẽ chọn tên gì, vì sao?
 + Nếu vẽ cảnh mùa thu quê mình, em sẽ chọn những gì để vẽ? ( Chiều thu quê 
em đề 2)
 + Chọn a hoặc b:
 a) Nếu em có mặt khi các bạn đang dè bỉu, trêu chọc bạn nhỏ, em sẽ nói gì với 
các bạn?
 b) Em có cảm nghĩ gì về cô giáo trong câu chuyện?
 + Theo em, khi bản thân hoặc người khác mắc sai lầm, ta có nên chỉ nghĩ về 
điều đó mà không chú ý đến những điều tốt đẹp khác không? Vì sao?
 + Theo em, thế nào là người biết lắng nghe thật sự?
 + Tiếng sáo diều khiến tác giả sững người và nhận ra bao điềuĐặt mình vào 
vai tác giả, em hãy viết về những điều mình đã nhận ra khi nghe tiếng sáo diều.
 c) Phần Luyện viết chú ý để có những đề bài mở, sáng tạo 
 Ví dụ một số đề bài sau:
 + Đặt mình vào vai một trong các nhân vật hoạt hình hoặc phim ảnh mà em 
thích, em hãy viết 3 – 4 câu tự giới thiệu về mình. Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất
 Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam. 
 Dương Hương Ly
 * Chuyển sang bài tập sử dụng từ: 
 - Gạch bỏ từ dùng sai trong câu sau và ghi từ thay thế vào ô bên cạnh: 
 Cô ấy có dáng người nhỏ nhen.
 - Trong bài thơ sau, vì sơ suất, một bạn quên mất một số từ. Em hãy chọn từ 
trong ngoặc giúp bạn điền vào sao cho thật hay, thật đúng:
 Mưa đổ bụi................trên bến vắng (êm êm, êm đềm, êm ả)
 Đò ........nằm mặc nước sông trôi (lười biếng, biếng lười, lười nhác)
 Quán tranh đứng........trong vắng lặng (im lặng, lặng lẽ, im lìm)
 Bên chòm xoan hoa tím rụng .........(tơi bời, tơi tả, lả tả)
 Ngoài đường đê cỏ non .....biếc cỏ (tràn, ngập, lan)
 Đàn sáo đen ....xuống mổ vu vơ (đậu, sà, đáp)
 Mấy cánh bướm....trôi trước gió (dập dờn, dập dìu, chập chờn)
 Những đàn bò....cúi ăn mưa (thong thả, từ tốn, chầm chậm)
 (Anh Thơ)
 - Em hãy chỉ ra cách sử dụng từ làm nên cái hay của câu thơ sau:
 Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất
 Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam.
 Dương Hương Ly
 - Tìm cặp từ trái nghĩa trong các câu thơ sau và cho biết cặp từ trái nghĩa trong 
câu thơ có tác dụng gì?
 Tóc bà trắng tựa mây bông
 Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy.
 Nguyễn Thụy Kha
 Rơm vò từng búi rối tinh
 Thân rơm rách để hạt lành lúa ơi.
 (Tiếng hát mùa gặt)
 Sen tàn cúc lại nở hoa Từ một đề bài chung giáo viên ra cho cả lớp, ở các đề mở mỗi em lại có thể 
làm bài theo ý muốn của mình, do mình lựa chọn và quyết định. 
 - Làm thế nào để mỗi học sinh lại có một bài tả hay kể khác nhau dựa trên một 
đề bài cô giáo hay thầy giáo ra chung cho cả lớp? 
 Câu trả lời là: Mỗi học sinh cần thực hiện quá trình cá thể hóa đề bài chung 
của lớp thành đề bài của riêng mình. Khâu cá thể hóa đề bài này hiện nay nhà trường 
chưa đề cập đến tức chưa dạy cho học sinh. 
 Cá thể hóa đề bài tập làm văn là quá trình mỗi em học sinh, từ đề bài chung 
của cả lớp tự đặt ra các hạn định cho đối tượng miêu tả hay cho cốt truyện các em 
định kể dựa trên sự trải nghiệm bản thân, vốn hiểu biết cuộc sống của bản thân và 
phù hợp với yêu cầu của đề bài. 
 Kết quả của quá trình cá thể hóa đề bài là mỗi học sinh có một đề bài riêng để 
làm bài. Khi ấy không bài làm nào giống bài làm nào. Mỗi bài sẽ có những đặc sắc 
riêng vì đối tượng miêu tả hoặc cốt truyện đã được hạn định nên chúng sẽ khác hẳn 
nhau không còn tình trạng chép văn mẫu. 
 Sau khi cá thể hóa đề bài, mỗi học sinh sẽ có một đề bài hạn định cho riêng 
mình. Lúc ấy các em sẽ có sự thuận lợi như nhau khi làm bài do các đề hạn định đưa 
ra các gợi ý chi tiết về đối tượng miêu tả, về cốt truyện.
 Tóm lại, nếu thực hiện thêm một bước nữa trong quá trình dạy tập làm văn: 
bước cá thể hóa đề bài, chuyển từ đề bài chung của cả lớp thành đề bài riêng của 
từng em, chúng ta sẽ khai thác được ưu thế của đề mở (tạo sự tự do lựa chọn đối 
tượng miêu tả hay cốt truyện), hướng dẫn học sinh các thao tác để xác định được đối 
tượng miêu tả, câu chuyện định kể, khuyến khích sự sáng tạo (tuy còn nhỏ bé) của 
học sinh, chống bệnh sao chép văn mẫu.
 3.2. Đánh giá theo hướng “mở”
 1. Xây dựng thái độ tôn trọng sự suy nghĩ, cảm xúc riêng, cách nhìn, cách tả, 
cách kể của cá nhân học sinh khi làm bài tập làm văn.
 Dạy tập làm văn theo hướng phát triển năng lực chính là chúng ta đang muốn 
hướng tới khuyến khích học sinh bộc lộ sự suy nghĩ, cảm xúc riêng, cách nhìn, cách 
tả, cách kể của cá nhân các em trước một đề bài.
 Đó là bài học của việc ra đề tập làm văn sao cho khái quát để mọi học sinh có 
thể tìm cho mình một con đường cá thể hóa đề bài từ đó làm được bài. 
 Đó còn là bài học của việc chấm bài tập làm văn. Khi chấm bài cần tôn trọng 
mọi cách nghĩ, cách cảm, cách tả, cách kể của bất kì học sinh nào trước đề bài thầy 
cô ra. 
 Nếu có được tinh thần ấy, chắc chắn cô giáo trong câu chuyện không vội vàng 
hạ điểm 0 cho bài làm của học sinh nộp giấy trắng. Cô sẽ tìm hiểu nguyên nhân vì 
sao em không làm bài. 
 Hiểu rõ hoàn cảnh của em học sinh (bố em đã hi sinh) thì cách xử trí đúng 
nhất của cô giáo là: một mặt cô giáo khen em có thái độ trung thực khi làm bài, mặt hoạt động ) của người bạn thân cũng có thể có những cách tả, cách kể, cách cảm, 
cách nghĩ khác với quan niệm của cô giáo thì sao?
 Cách giải quyết đúng đắn nhất là mỗi giáo viên hãy mở lòng để chấp nhận mọi 
cách kể, cách tả khác với suy nghĩ, quan niệm của mình sau khi cân nhắc đến tính 
hợp lý, hợp lẽ tự nhiên, hợp với yêu cầu của đề bài ở mức độ rộng mở nhất. 
 Chỉ có trên tinh thần ấy, khi chấm bài, người giáo viên mới có được sự đánh 
giá độ lượng, công tâm với mọi cách làm bài của học sinh, mới đánh giá đúng năng 
lực thật của các em và tạo sự khuyến khích các em giữ được sự tự tin, hồn nhiên, 
ngây thơ, có cách cảm, cách nghĩ, cách kể, cách tả của riêng mình.

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_kiem_tra_danh_gia_theo_huong_phat_trien_nang_luc_t.docx