Chuyên đề - Phương pháp dạy học tích cực và nếp nghĩ phát triển-Kĩ năng sống: Kỹ năng làm kem sữa tươi
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề - Phương pháp dạy học tích cực và nếp nghĩ phát triển-Kĩ năng sống: Kỹ năng làm kem sữa tươi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề - Phương pháp dạy học tích cực và nếp nghĩ phát triển-Kĩ năng sống: Kỹ năng làm kem sữa tươi
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN GÒ VẤP TRƯỜNG BỒI DƯỠNG GIÁO DỤC CHUYÊN ĐỀ “PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ NẾP NGHĨ PHÁT TRIỂN” Mỗi ngày đến trường là một ngày vui Ngày 20/9/2018 THAM LUẬN “Phương pháp dạy học tích cực và nếp nghĩ phát triển” I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, là niềm tin của gia đình và xã hội. Đây là bậc học bắt đầu hình thành nhân cách, tính cách học sinh; hình thành cho học sinh các kiến thức, năng lực và phẩm chất để các em có thể: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Để đạt được mục tiêu trên, cùng với các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là yêu cầu vô cùng quan trọng, một nội dung không thể tách rời của quá trình giáo dục. Kỹ năng sống là gì? Là khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống. “Nếp nghĩ phát triển” là một thuật ngữ rất mới do giáo sư Carol Dweck đại học Standfort và các cộng sự của bà đã khám phá ra, đây là nhân tố rất quan trọng về động lực học tập và sự thành công của học sinh. Có thể phân chia thành hai loại nếp nghĩ: nếp nghĩ phát triển và nếp nghĩ cố định. Nếp nghĩ cố định tin rằng trí thông minh, năng lực, tính cách, là bẩm sinh không thay đổi theo thời gian. Ngược lại, nếp nghĩ phát triển tin rằng những yếu tố bẩm sinh đó hoàn toàn có thể phát triển nhờ nỗ lực, cố gắng, rèn luyện, học hỏi, một cách có chiến lược. Nếp nghĩ khác nhau dẫn đến phản ứng và hành động khác nhau trước mọi tình huống trong cuộc sống. Ví dụ: Nếp nghĩ cố định cho rằng: người thông minh sẽ học giỏi, đạt được kết quả cao trong công việc mà không cần nỗ lực nhiều; người không thông minh thì sẽ học không giỏi, hiệu suất làm việc không cao bằng người thông minh. Nếp nghĩ phát triển: Em không thông minh nhưng có ý chí vươn lên; bằng sự nỗ lực, chăm chỉ, em sẽ đạt được kết quả thành công nhất định. Trong công trình của giáo sư Carol, một nghiên cứu trên hàng trăm học sinh trong môn toán đã cho kết quả như sau: Các học sinh có nếp nghĩ phát triển có động lực học tập cao hơn, biết cố gắng hơn và gặt hái kết quả tốt hơn các học sinh có nếp nghĩ cố định; và khoảng cách điểm giữa 2 nhóm học sinh này theo 3 - Một bộ phận giáo viên còn quan niệm về “nếp nghĩ cố định”, chưa thực sự coi trọng việc động viên, khuyến khích nỗ lực của các em, làm cho các em dễ có tâm lí buông xuôi, không cố gắng trong các hoạt động. - Học sinh còn hạn chế về nhiều kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng hợp tác chia sẻ, kỹ năng thể hiện, tự tin trước đám đông, kỹ năng quyết định... III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Học hỏi từ sai sót, thất bại - Giáo viên cần khuyến khích động viên học sinh để các em thành công. Tuy nhiên giáo viên cũng cần phải hướng dẫn các em trong những trường hợp gặp thất bại, vấp váp, sai sót, lỗi lầm thì không nên có suy nghĩ tiêu cực, bi quan, chán nản, buông xuôi mà nên xem sai sót như cơ hội để học, biết làm khác đi, làm tốt hơn trong lần sau; Phải coi thất bại không ngược với thành công, mà là một phần của thành công. Dù thất bại, phạm sai lầm mà không bỏ cuộc vẫn tiếp tục vượt khó; hỏi tìm nguồn thông tin hỗ trợ để khắc phục sai lầm góp phần đi đến thành công. - Giáo viên phải biết đón nhận sai lầm của học sinh và giúp các em đón nhận những sai lầm và học hỏi từ sai sót, thất bại đó. Không vì các em thất bại, sai sót mà không mạnh dạn tổ chức các hoạt động để các em cùng được tham gia, được cùng trải nghiệm. Luôn động viên, khích lệ sự cố gắng, nỗ lực của học sinh, chỉ cho các em được giá trị của sự thất bại. - Giúp học sinh có kỹ năng đặt câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề: sai ở đâu, vì sao sai, bạn khác đã làm như thế nào; cổ vũ học sinh đặt câu hỏi khi gặp khó khăn và trân trọng từng câu hỏi của em dù đó là câu hỏi về vấn đề rất dễ cơ bản đã học. Chính nhờ sự khích lệ của giáo viên, các em trở nên tự tin trong việc đặt câu hỏi. 2. Sử dụng các lời khen Khen ngợi là phần thưởng tinh thần to lớn với học sinh: Khen ngợi tạo động lực để các em làm những điều tốt hơn nữa. Khi nhận được phản hồi là những lời khen, các em cảm thấy hào hứng và muốn thực hiện hành vi được khen đó vào lần sau. Khen ngợi giúp trẻ tự tin hơn về bản thân: Khi đứa trẻ không chắc chắn mình có làm tốt hay không, hoặc 5 4. Làm tốt công tác chủ nhiệm Công tác chủ nhiệm đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành kỹ năng sống cho học sinh nhất là hình thành “nếp nghĩ phát triển” cho từng em trong lớp. Người thầy có “nếp nghĩ phát triển” sẽ giúp cho trò biết nhận trách nhiệm, không đổ lỗi, không buông xuôi khi thất bại. Thầy sẽ động viên trò, khen những nỗ lực của trò, không áp đặt mà luôn khuyến khích, động viên. Qua đó, giúp các em học sinh từng bước tự tin, từng bước nỗ lực không ngừng trong việc đạt được các mục tiêu về kiến thức, năng lực, phẩm chất. Làm chủ nhiệm là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo về lời ăn, tiếng nói, tác phong làm việc cho đến trình độ chuyên môn; quan hệ với trò như người thân để trò cảm thấy vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì giáo dục học sinh theo kiểu mưa dầm lâu thấm đất. Vậy để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần: - Tin tưởng, trao cơ hội: Trong mọi hoạt động, giáo viên cần trao cơ hội, sự tin tưởng đến mọi đối tượng học sinh trong lớp. Chính sự tin tưởng này sẽ là nguồn động lực to lớn giúp các em thay đổi và hoàn thiện bản thân mình. Định kỳ thay đổi ban cán sự lớp, cán sự bộ môn sao cho mỗi em học sinh đều một lần có chức vụ, để các em có được trải nghiệm của sự tin tưởng, biết được các công việc của người lãnh đạo...Để từ đó, các em sẽ cố gắng nỗ lực thay đổi bản thân ngày một tốt hơn. - Xây dựng hành vi giao tiếp giữa “Thầy với thầy, trò với trò, thầy với trò” rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hoá, lên án mọi hành vi bạo lực học đường và xã hội. - Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh, kịp thời nắm bắt thông tin, cùng kết hợp với cha mẹ học sinh rèn cho HS kĩ năng ứng xử văn hoá, rèn luyện sức khoẻ, phòng chống bạo lực. - Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ phát huy được tính tích cực trong việc rèn luyện kĩ năng sống của thầy cô giáo và học sinh. Giáo dục cho HS nhận biết được lợi ích của việc rèn luyện kĩ năng về mọi mặt: cho bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Đồng thời biết quan tâm chia sẻ đến mọi người. - Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự đổi mới phương pháp trong việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, tạo điều kiện để HS rèn luyện và tự rèn luyện. Coi trọng tự rèn luyện của HS và động viên kịp thời. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: làm bánh phục linh, làm kem, làm vòng đeo tay... theo các chủ đề khác nhau để giúp các em rèn kỹ năng tự phục vụ, sự tương tác với gia đình, bạn bè.... IV. KẾT LUẬN Trong giáo dục nếp nghĩ phát triển, thầy cô và phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng đối với học sinh: khích lệ từng nỗ lực dẫu rất nhỏ bé của em; đón nhận những vấp váp, sai sót của em trong mọi hoạt động; cổ vũ em đặt câu hỏi khi gặp khó khăn và trân trọng từng câu hỏi của em dù đó là câu hỏi về vấn đề rất dễ cơ bản đã học. Từ đó, các em học sinh hoàn thiện các kỹ năng sống, luôn tích cực, chủ động trong các hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, để các em thật sự cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Qua chuyên đề “Phương pháp dạy học tích cực và nếp nghĩ phát triển”, Trường Tiểu học An Hội mong rằng có thể góp phần tạo nên một “Môi trường học tập thân thiện-học sinh tích cực” và ở đó, mỗi học sinh không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức mà là những ngọn đuốc được thắp sáng bởi tình yêu thương, trách nhiệm và sự hiểu biết của mỗi thầy cô giáo./. 7 + Cột thun - Tổ chức thi đua Trò chơi: “THỬ TÀI SIÊU NHÍ”. - Mỗi nhóm 1 hs, được 6 hs chia Để chơi trò chơi này cô cần mỗi nhóm 1 bạn, chia thành 2 đội. thành 2 đội. Trong 2 phút, 3 bạn trong đội sẽ tiếp sức - HS 1- CẮT HỘP SỮA, HS 2- RÓT cho nhau: bạn thứ 1 - CẮT HỘP SỮA, bạn thứ 2 – VÀO BỊCH, HS 3- CỘT THUN. RÓT VÀO BỊCH và bạn cuối cùng sẽ CỘT THUN. Sau 2 phút, đội nào hoàn chỉnh và nhanh hơn sẽ => nhận xét các nhóm. chiến thắng - Chia thành 2 đội - 2 đội giơ cao thành phẩm của mình - Yêu cầu : thi đua tiếp sức, thời gian 2’ lên cho các bạn cùng xem và nhận xét. Chốt, tuyên dương HS. 3. Bài mới: (30’) - Giới thiệu bài: KỸ NĂNG LÀM KEM SỮA TƯƠI. HĐ 1. Kiểm tra nguyên vật liệu (2’) GV: Nguyên liệu chính để làm kem là sữa,vậy thì - HS trưng bày những hộp sữa đã hãy cho cô xem sữa các bạn đã chuẩn bị nào: ”SỮA chuẩn bị. ĐÂU? SỮA ĐÂU?“ - Ngoài sữa, nguyên vật liệu chúng - Ngoài sữa ra, cô còn dặn mỗi nhóm về chuẩn bị em tự chuẩn bị còn có: mỗi bạn 1 bao những nguyên vật liệu gì nữa? tay để giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, tạp dề để không vấy bẩn quần áo, kéo - Về phần cô, trên khay của mỗi nhóm, cô đã chuẩn để cắt hộp sữa, 200g muối bọt và 1 bị thêm: bao nilon đựng sữa, thun và lát nữa mỗi bạn khăn sạch. sẽ có 1 bịch đá để làm đông kem. các nhóm còn lại, các bạn cùng kiểm tra xem nguyên vật liệu của - Các nhóm kiểm tra và trả lời. nhóm mình đã đầy đủ chưa. HĐ 2. Hướng dẫn làm kem (8’) *Giờ các bạn hãy xem cô thao tác các bước để tạo - HS chú ý lắng nghe, quan sát. ra món kem sữa tươi nhé. Bước 1: Đeo bao tay Bước 2: Chia hộp sữa thành 2 bịch Lưu ý xoắn cho bịch sữa căng để hạn chế nước đi ngược vào bịch sữa. Bước 3: Tạo túi đông. Các bạn sẽ bỏ 3 chén đá vào 1 túi nilon (túi đông), tiếp theo ta sẽ bỏ 200g muối vào túi, lắc nhẹ 4 5 cái để muối lắng xuống và tan ra. Bỏ hết các bịch sữa mà các bạn làm được vào, rồi cột thun túi đá lại thật chắc (một túi đông đựng khoảng 6 đến 7 bịch sữa). + Có bạn nào biết tại sao phải cột chặt thun túi đá 9 HĐ 4. Dọn vệ sinh (1’) - Các nhóm có 1 phút để thu gom - GV yêu cầu hs dọn vệ sinh rác, lau khô bàn. Sau đó về vị trí ổn định chỗ ngồi. HĐ 5. Củng cố, mở rộng (3’) Câu trả lời dự kiến GV hỏi HS: Rất vui ạ!/ Ngon lắm ạ!/ Thật - Các bạn cảm thấy như thế nào khi tự tay mình có không ngờ là sữa có thể đông thành thể làm được món kem yêu thích? kem ạ!.... - Theo các em thì khi nào chúng ta cần đến kỹ năng Đi du lịch không mang theo tủ làm kem với đá và muối? lạnh được ạ!/ Nhà cúp điện!.... - Em nào có thể nhắc lại muối có tác dụng gì khi Làm hạ nhiệt độ đông của đá từ 0 cho vào đá? độ C xuống âm 5 đến âm 10 độ C. - Lợi dụng công dụng này của muối và đá, người ta còn ứng dụng vào việc ướp lạnh nhanh nước ngọt khi nhà bất ngờ có tiệc. - Ngoài ra, khi ở nhà có tủ lạnh các bạn cũng có thể làm kem sữa tươi bằng cách đơn giản hơn là đổ sữa tươi vào khuôn có sẵn (khuôn kem này có bán ngoài cửa hàng, siêu thị) sau đó đặt vào ngăn làm đông. Sau một thời gian, chúng ta lấy ra và có một cây kem sữa tươi, tuy nhiên nếu để trong tủ lạnh quá lâu, kem sẽ đông thành đá không ngon. GDTT: Nếu không làm thì sẽ thật khó mà tin được rằng chỉ có đá với muối mà có thể biến sữa thành kem đúng không nào? Khi các em chịu khó tìm tòi, học hỏi, các bạn sẽ gặt hái được nhiều điều bất ngờ, thú vị. Nhận xét chung: Qua tiết học sinh động hôm nay, cô cảm thấy rất vui và tự hào khi các bạn đã trưởng thành, biết yêu thương và giúp đỡ nhau trong suốt quá trình làm kem. Bên cạnh đó, các bạn rất biết giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ mặc dù đây là tiết thực hành làm kem. Cuối cùng, cô tin chắc rằng sau buổi học hôm nay, các bạn có thể làm món kem tươi ngon chiêu đãi những người mình yêu thương. Chúc các bạn luôn thành công với món kem của mình. 4. Dặn dò: (2’) Tiết sau cô sẽ giới thiệu với lớp bài: “Động vật thường gặp- Kì thú và cẩn trọng”. Các bạn hãy tìm kiếm thông tin về những động vật thường gặp để giúp tiết học sau của lớp mình sinh động hơn nhé. 11
File đính kèm:
- chuyen_de_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_va_nep_nghi_phat_trie.doc