Kế hoạch - Bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chậm tiến bộ Khối 4
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch - Bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chậm tiến bộ Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch - Bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chậm tiến bộ Khối 4
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH LÊ VĂN THỌ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Gò Vấp, ngày 09 tháng 9 năm 2019 KẾ HOẠCH Bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chậm tiến bộ khối 4 Năm học 2019 -2020 I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 1. Tình hình lớp - học sinh: - Tổng số lớp: 4 lớp - Tổng số học sinh: 172 em + Học sinh học bán trú: 150 em + Học sinh hai buổi: 22 em - Số học sinh chậm tiến bộ: 8 em (Lớp Bốn 1: 2; Bốn 2: 2; Bốn 3: 2; Bốn4: 2) - Tổng số giáo viên chủ nhiệm: 4 giáo viên - Trình độ chuyên môn: 100% giáo viên đạt chuẩn và vượt chuẩn. + Cao học: 0 giáo viên + Đại học: 3 giáo viên + Cao đẳng: 1 giáo viên 2. Thuận lợi: - Giáo viên nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong việc phụ đạo học sinh chậm tiến bộ và bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Có các biện pháp phù hợp để giúp đỡ các em. - Trường học 2 buổi/ngày, một số kiến thức ở các môn được giảm tải giúp học sinh có nhiều thời gian thực hành, nắm chắc bài hơn. 1 Thực hành tốt các dạng toán dãy số tự nhiên, biểu thức có chứa 2 hoặc 3 chữ, các bài toán về tỉ số, thuần thục trong việc đổi các đơn vị thuộc các bảng đơn vị đo khối lượng và diện tích. Nắm chắc các bài toán có yếu tố hình học như: các góc tù, bẹt, nhọn, hình bình hành và diện tích hình bình hành. Giải toán có lời văn chính xác với từng dạng bài: trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ của hai số đó. - Bồi dưỡng cho học sinh năng khiếu về: Giải toán thông minh, chính xác và làm văn sáng tạo, giàu cảm súc. 2. Biện pháp: 2.1. Phụ đạo học sinh chậm tiến bộ: - Qua các tiết dạy, giáo viên theo dõi và phát hiện học sinh cần giúp đỡ: Giáo viên tìm hiểu từng hòan cảnh gia đình của học sinh để giúp đỡ động viên khích lệ tinh thần học sinh. Gặp gỡ trao đổi với phụ huynh học sinh đề nghị phụ huynh dành thời gian quan tâm, đôn đốc, nhắc nhở học sinh học bài và làm bài tập ở nhà. - Xác định nội dung cần giúp đỡ cho từng học sinh: nghe, nói, đọc, viết, làm toán, ... - Tổ chức phụ đạo: Giáo viên lên kế hoạch phụ đạo và bồi dưỡng cụ thể, sau mỗi tuần cho các em làm bài kiểm tra, sửa bài cho từng học sinh rút ra những kiến thức học sinh chưa nắm được để có hướng phụ đạo cho những tuần kế tiếp. Giáo viên tổ chức ôn tập các kiến thức cơ bản giúp đỡ các em đạt chuẩn kiến thức kĩ năng bằng hình thức cá thể hóa thông qua các buổi phụ đạo, các tiết ôn tập, tự học cho học sinh. - Thường xuyên động viên, tuyên dương học sinh kịp thời khi học sinh tiến bộ để kích thích tinh thần phấn khởi vui tươi trong học tập. Đối xử công bằng với tất cả mọi học sinh. Hàng tháng phân loại học sinh để có kế hoạch phụ đạo và bồi dưỡng kịp thời. - Rèn luyện các kĩ năng thực hành và làm bài tập của học sinh. - Tạo không khí thoải mái để các em hứng thú học tập với các môn học, động viên các em tham gia các buổi phụ đạo, các tiết học đầy đủ. - Chú trọng bổ sung và hòan thiện các kĩ năng cần thiết cho học sinh: Rèn kĩ năng đọc, phân tích, khai thác kiến thức, kĩ năng viết chính tả, tập làm văn, luyện từ và câu, làm các dạng bài tập tóan phù hợp với từng em. - Phân công ban cán sự lớp động viên các bạn đi học và làm bài đầy đủ trước khi vào lớp. Thành lập các nhóm, các tổ tự quản và đôi bạn học tập để giúp nhau cùng tiến bộ. 3 3. Tháng 10/2019 + Tiến hành phụ đạo – bồi dưỡng Suốt tháng + Báo cáo – rút kinh nghiệm về bồi dưỡng và phụ đạo, điều chỉnh Tuần 4/10 danh sách phụ đạo – bồi dưỡng. Tuần 4/10 + Liên hệ, trao đổi với phụ huynh học sinh. 4.Tháng 11/2019 + Giảm tỉ lệ HS yếu xuống 50% Suốt tháng + Tiếp tục thực hiện bồi dưỡng phụ đạo Suốt tháng + Báo cáo – rút kinh nghiệm về bồi dưỡng và phụ đạo Tuần 4/11 + Điều chỉnh - bổ sung biện pháp, điều chỉnh danh sách phụ đạo Tuần 4/11 – bồi dưỡng. Tuần 4/11 + Liên hệ, trao đổi với phụ huynh học sinh. 5. Tháng 12/2019 + Ôn tập HKI Trong tháng + Tiếp tục thực hiện bồi dưỡng phụ đạo. Suốt tháng + Báo cáo – rút kinh nghiệm về bồi dưỡng và phụ đạo, điều chỉnh Tuần 4/12 danh sách phụ đạo – bồi dưỡng. Tuần 4/12 + Liên hệ, trao đổi với phụ huynh học sinh. 6. Tháng 1/2020 + Liên hệ, trao đổi với phụ huynh học sinh. Tuần 1/1 + Tiếp tục thực hiện bồi dưỡng phụ đạo. Suốt tháng + Giảm hẳn tỉ lệ HS yếu ở mỗi lớp. Suốt tháng + Điều chỉnh danh sách phụ đạo – bồi dưỡng. Tuần 2/1 5 IV. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN: - Cô Nguyễn Hoàng Anh Thư - KT khối 4: Xây dựng kế hoạch hoạt động phụ đạo, bồi dưỡng khối 4. - Mỗi giáo viên: Xây dựng kế hoạch động phụ đạo, bồi dưỡng của lớp, môn. Báo cáo theo định kì về tình hình phụ đạo và bồi dưỡng học sinh. V. CÁC CHỈ TIÊU: - 100% giáo viên chủ nhiệm lớp tham gia bồi dưỡng, phụ đạo học sinh của khối lớp. - Phấn đấu của giáo viên chủ nhiệm trong công tác bồi dưỡng, phụ đạo học sinh: + Giữa HKI: giảm tỉ lệ học sinh chậm tiến bộ 50% + Cuối HKI: giảm tỉ lệ hẳn học sinh chậm tiến bộ 90% + Phát sinh HS chậm tiến bộ ở HKII không vượt mức 10% + Cuối HKII: không còn HS chậm tiến bộ + Kết quả cuối năm: 98,3% học sinh chậm tiến bộ được lên lớp Trên đây là kế hoạch phụ đạo học sinh chậm tiến bộ và bồi dưỡng học sinh năng khiếu khối 4. Các giáo viên khối 4 quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch đề ra. BAN GIÁM HIỆU DUYỆT NGƯỜI THỰC HIỆN PHÓ HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG Lê Ngọc Khoa Nguyễn Hoàng Anh Thư 7
File đính kèm:
- ke_hoach_boi_duong_hoc_sinh_nang_khieu_phu_dao_hoc_sinh_cham.docx