Kế hoạch Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh - trường TH Lê Thị Hồng Gấm

pdf 11 Trang tieuhoc 122
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh - trường TH Lê Thị Hồng Gấm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh - trường TH Lê Thị Hồng Gấm

Kế hoạch Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh - trường TH Lê Thị Hồng Gấm
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 TRƯỜNG TH LÊ THỊ HỒNG GẤM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 Số: /KH-TH.LTHG Gò Vấp, ngày 19 tháng 9 năm 2019 
 KẾ HOẠCH 
 Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh 
 Năm học 2019 - 2020 
 Căn cứ Chỉ thị số 1357/CT-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho 
HSSV trong các cơ sở giáo dục - đào tạo nhằm đẩy mạnh đổi mới nội dung phương 
pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phù hợp với tình hình mới; 
 Căn cứ Kế hoạch số 2745KH/GD ĐT-HSSV ngày 19 tháng 8 năm 2016 của 
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án “Tăng cường 
giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi 
đồng giai đoạn 2015-2020”; 
 Trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật, 
đạo đức, lối sống cho học sinh trong năm học 2019 - 2020, cụ thể như sau: 
 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
 - Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ 
huynh học sinh và học sinh về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, lối 
sống, truyền thống lịch sử, văn hóa, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “uống nước nhớ 
nguồn” trong nhà trường. 
 - Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho các em học sinh 
nhằm hướng tới việc giáo dục một cách toàn diện, đổi mới và nâng cao chất lượng 
giáo dục. 
 - Đề ra các biện pháp hiệu quả nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế đến 
mức thấp nhất các vi phạm đạo đức có thể xảy ra. 
 - Tổ chức tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh với hình thức 
đa dạng, phong phú, nội dung phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và tình hình 
thực tiễn nhà trường. 
 - Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh được tiến hành thường 
xuyên và liên tục và có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo 
dục: nhà trường, gia đình và xã hội. 
 - Kết quả thực hiện là thước đo để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ 
của cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức ngành giáo dục hàng năm. 
 II. NHIỆM VỤ 
 1. Nhiệm vụ trọng tâm - Giáo dục lao động. 
 - Tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo. 
 - Việc giáo dục đạo đức cho học sinh theo nhiều mức độ khác nhau, hướng 
các em theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp: 
 + Giúp học sinh biết phân biệt các hành vi đúng, sai. 
 + Hướng các em đến những hành động đúng, tránh hành động sai. 
 + Dũng cảm đấu tranh trước những việc sai trái, báo cáo kịp thời với giáo 
viên về những hành vi đó. 
 + Biết khuyên can bạn bè cùng tránh các hành vi chưa tốt, vi phạm đạo đức. 
 - Giáo dục học sinh hiểu, vận dụng, thực hành những chuẩn mực trong các 
mối quan hệ đạo đức: 
 + Quan hệ gia đình 
 Dạy cho các em biết kính trên nhường dưới. 
 Chăm sóc, quan tâm ông bà, cha mẹ. 
 Làm những việc phù hợp khả năng để mang lại niềm vui, sự hài lòng cho 
gia đình, đồng thời rèn luyện đức tính tốt. 
 Chăm chỉ học tập, ... 
 + Trong quan hệ với mọi người xung quanh như: 
 Biết kính yêu, nhớ ơn và làm theo lời dạy của Bác Hồ. 
 Biết lễ phép xưng hô với thầy, cô giáo và người lớn. 
 Thân thiện, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, ứng xử đúng mực với bạn bè. 
 Biết thương yêu, quan tâm chăm sóc em nhỏ. 
 Biết ơn và quan tâm đến gia đình thương binh, liệt sĩ 
 Biết thực hiện vệ sinh cá nhân. 
 Gọn gàng, ngăn nắp trong học tập cũng như trong vui chơi, sinh hoạt. 
 Thực hiện các chuẩn mực về đạo đức trung thực, không nói tục, chửi thề, 
 + Quan hệ trong nhà trường 
 Giữ gìn trật tự, chú ý nghe thầy cô giảng bài, chấp hành nội quy nhà trường. 
 Tích cực tự giác trong các hoạt động, biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. 
 Có ý thức bảo vệ của công, ... 
 + Quan hệ cộng đồng 
 Thực hiện tốt các nội quy nơi công cộng, sống văn minh lịch sự. 
 3 
 - Giáo dục học sinh kỹ năng sống, kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, 
phòng, chống thiên tai, hành vi ứng xử với môi trường, thiên nhiên. 
 2. Biện pháp thực hiện 
 a) Giáo dục đạo đức học sinh thông qua việc thực hiện “Học tập và làm 
theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”: 
 - Ban giám hiệu, Tổng phụ trách Đội, giáo viên thư viện, giáo viên môn Âm 
nhạc, sưu tầm giới thiệu những bài hát, bài thơ viết về Bác Hồ phù hợp với đối tượng 
học sinh, hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, 
nhằm giới thiệu đến với học sinh về thân thế, sự nghiệp và tấm gương đạo đức Hồ Chí 
Minh. Thông qua các hoạt động giáo dục trên lớp và ngoài giờ lên lớp, các tổ khối sẽ 
tiếp tục giới thiệu những câu chuyện, bài thơ, bài hát thể hiện sự quan tâm, tình cảm 
thương yêu của Bác với thiếu niên, nhi đồng. Phát động trong học sinh phong trào 
“Chúng em học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”. Tổ chức cho học sinh các khối 
lớp đăng ký chương trình “Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”. 
 - Tổ chức hội thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho 
học sinh. Giới thiệu những tấm gương sáng của học sinh, nhân rộng những điển hình 
cho học sinh toàn trường học tập, tạo thành phong trào rèn luyện đạo đức, ý thức vượt 
khó vươn lên trong tập thể. 
 b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về giáo dục lý tưởng cách 
mạng, giáo dục về đạo đức, lối sống, nhân cách cho học sinh trong phạm vi 
nhà trường bằng nhiều hình thức khác nhau 
 - Thông qua các buổi chào cờ, sinh hoạt đội, các buổi sinh hoạt lớp, các tiết 
dạy môn đạo đức, giáo dục công dân, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động 
tập thể... để thường xuyên giáo dục học sinh làm theo gương người tốt việc tốt. 
 - Tổ chức truyền thông, tọa đàm, giao lưu, hội thảo, chuyên đề, sinh hoạt câu 
lạc bộ hoặc các hoạt động văn hóa văn nghệ (hát tập thể, hội diễn văn nghệ, xem 
kịch, xem phim,...), phát thanh học đường theo chủ điểm từng tháng, thể dục thể 
thao, tham quan, sinh hoạt đầu tuần, thi tìm hiểu; 
 Lưu ý: Trong các hoạt động này cần tạo ra một không khí vui vẻ, thân thiện, 
không cứng nhắc, khô khan nhưng mang tính giáo dục cao và thuyết phục học sinh 
nói và làm theo gương người tốt việc tốt. 
 - Sử dụng hệ thống thông tin đại chúng trong và ngoài nhà trường: chương 
trình phát thanh măng non, bảng tin 
 - Tiến hành hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan (panô, băng rôn, khẩu 
hiệu). 
 c) Tích hợp giáo dục đạo đức thông qua các môn học. 
 5 
 - Giáo dục học sinh ý thức giữ vệ sinh cá nhân thông qua những việc làm cụ 
thể như: Đầu tóc gọn gàng, quần áo luôn sạch sẽ khi đến trường, thường xuyên cắt 
móng tay, rửa tay trước và sau khi ăn,  
 - Đưa nội dung giáo dục an toàn giao thông vào tiêu chí đánh giá xếp loại 
hạnh kiểm. 
 - Tăng cường giáo dục học sinh ý thức về vệ sinh môi trường, an toàn thực 
phẩm, phòng chống tai nạn thương tích. Các em phải có ý thức tham gia lao động 
vệ sinh làm sạch đẹp nhà cửa, trường lớp; không viết, vẽ bậy lên tường, bàn ghế 
trong nhà trường, nơi công cộng; không xả rác nơi công cộng; không ăn, uống 
những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh; không tham gia vào những trò chơi nguy 
hiểm có thể gây tai nạn cho mình và chi người khác; kịp thời thông báo cho nhà 
trường xử lý các sự cố: điện, cháy nổ, cây gãy đổ. 
 - Chỉ đạo dạy tốt về trật tự an toàn giao thông, tích cực tham gia các chương 
trình, các hội thi về An toàn giao thông do Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ 
chức; phối hợp với Đội CSGT quận tuyên truyền giới thiệu Luật Giao thông đường 
bộ, giáo dục học sinh ý thức chấp hành luật an toàn giao thông khi tham gia giao 
thông; giúp học sinh nắm vững những điều cần thực hiện khi tham gia giao thông. 
 - Tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp 
nhằm giảm ùn tắc giao thông vào đầu giờ, giờ tan học; thực hiện phong trào “Cổng 
trường em sạch, đẹp, an toàn”. 
 - Tổ chức tốt hoạt động giáo dục sức khỏe, an toàn trường học, thực hiện nếp 
sống văn minh đô thị góp phần giáo dục sức khỏe và xây dựng trường học an toàn. 
Bảo đảm trường học an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, bóng mát; lớp học đủ ánh sáng, 
bàn ghế phù hợp lứa tuổi học sinh. 
 - Xây dựng và thực hiện một cách nhất quán các quy định việc phòng chống 
bạo lực, trấn lột, lạm dụng, trừng phạt tinh thần và thân thể. 
 - Lồng ghép giáo dục ý thức học sinh, giáo dục Quyền trẻ em, giáo dục sức 
khoẻ trong các tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt lớp, các 
tiết dạy,  để từ đó các em có ý thức tự bảo vệ một cách tốt nhất. 
 - Trang trí trong khuôn viên trường phù hợp, đảm bảo vẻ mĩ quan sư phạm 
và có tác dụng giáo dục học sinh. Trên sân trường, treo các tấm panô, hình ảnh, 
câu khẩu hiệu gần gũi, cụ thể, phù hợp với lứa tuổi học sinh ở các vị trí thích hợp 
giúp học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường, thực hiện tốt an 
toàn giao thông, nếp sống văn minh đô thị. 
 - Thông qua tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, phát động 
phong trào trồng, chăm sóc bồn hoa, cây xanh trong trường. 
 7 
 + Nhà trường cần phải thông báo cho cha mẹ học sinh biết tinh thần đổi mới 
về chương trình sách giáo khoa, đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, kiểm 
tra và đánh giá..., đặc biệt là đổi mới kiểm tra đánh giá; Thông báo lịch học, kết 
quả học tập và ý thức tu dưỡng rèn luyện, chấp hành nội quy nhà trường của học 
sinh theo quy định; Trao đổi, bàn bạc với cha mẹ học sinh nội dung và cách thức 
phối hợp giáo dục, chú ý nội dung giáo dục về ý thức tổ chức, kỷ luật, chấp hành 
luật giao thông, giáo dục các hành vi giao tiếp, ứng xử văn hoá.... 
 + Sử dụng Sổ liên lạc để phối hợp kịp thời với cha mẹ học sinh giáo dục đạo 
đức, ý thức tổ chức kỷ luật của các em. Ngoài Sổ liên lạc, nhà trường có các hình 
thức thông tin hai chiều linh hoạt với cha mẹ học sinh, đồng thời yêu cầu cha mẹ 
học sinh có trách nhiệm thường xuyên chủ động phối hợp với giáo viên chủ nhiệm 
trong việc giáo dục đạo đức, ý thức, tinh thần học tập, tránh tình trạng “Trăm sự 
nhờ thầy”, “Khoán trắng cho nhà trường”. 
 + Chi đoàn, Liên Đội phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tại địa 
phương tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị tư tưởng, 
đạo đức; các hoạt động văn hoá, văn nghệ; các hoạt động từ thiện nhân đạo để giáo 
dục đạo đức, lối sống cho học sinh. 
 - Xây dựng môi trường nhà trường dân chủ, lành mạnh, thân thiện: 
 + Xây dựng và thực hiện Quy tắc ứng xử văn hoá trong nhà trường. 
 + Tiếp tục thực hiện và đưa các phong trào thi đua Dạy tốt – Học tốt thành 
các hoạt động thường xuyên trong nhà trường. 
 + Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện; mỗi trường học 
có ít nhất một không gian văn hoá gắn với giáo dục lịch sử, truyền thống, ý thức 
công dân cho học sinh. 
 + Các cơ sở giáo dục bố trí giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, 
hướng nghiệp. 
 - Tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn 
thể: 
 + Xác định công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học 
sinh là nhiệm vụ chính trị của chính quyền địa phương các cấp trong việc chỉ đạo thực 
hiện. 
 + Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cho học sinh trong các đơn vị trường 
học. 
 + Tổ chức gặp gỡ, đối thoại, nắm bắt tâm tư, tình cảm, định hướng tư tưởng, 
giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng chính đáng và chăm lo, bảo vệ quyền hợp 
pháp của thế hệ trẻ. 
 9 
 - Kết thúc năm học, báo cáo kết quả công tác triển khai, thực hiện kế hoạch 
về Phòng Giáo dục và Đào tạo. 
 Trên đây là Kế hoạch Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học 
sinh của Trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm năm học 2019 - 2020./. 
 Nơi nhận: 
 - Phòng GD&ĐT (để báo cáo); PHÓ HIỆU TRƯỞNG 
 - Các bộ phận liên quan, 
 - Lưu: VT. 
 Vũ Mỹ Huệ 
 Gò Vấp, ngày ...... tháng ..... năm 2019 
 HIỆU TRƯỞNG DUYỆT 
 Lưu Thành Trung 
 11 

File đính kèm:

  • pdfke_hoach_giao_duc_ly_tuong_cach_mang_dao_duc_loi_song_cho_ho.pdf