Kế hoạch hoạt động năm học 2019 - 2020 - Tổ Khối 5
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch hoạt động năm học 2019 - 2020 - Tổ Khối 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch hoạt động năm học 2019 - 2020 - Tổ Khối 5
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN THỌ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Gò Vấp, ngày 4 tháng 9 năm 2019 KẾ HOẠCH Hoạt động khối 5 – Năm học 2019 - 2020 I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Tình hình hình lớp – học sinh: - Tổng số lớp: 6 lớp - Tổng số học sinh: 252 em Trong đó: Nữ: 127 em – Tỉ lệ: 50,4 % Học sinh bán trú: 226 em Học sinh 2 buổi: 26 em - Tổng số giáo viên chủ nhiệm: 6 giáo viên + Trình độ chuyên môn: 100% giáo viên đạt chuẩn và vượt chuẩn. + Cao học: 0 giáo viên + Đại học: 6 giáo viên + Cao đẳng: 0 giáo viên 2. Thuận lợi: - Được sự quan tâm và hỗ trợ kịp thời của Ban Giám Hiệu nhà trường trong công tác dạy - học, công tác giáo dục học sinh và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. - Phòng học khang trang, thóang mát, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học mang tính thẩm mỹ, an tòan, thiết thực. - Đội ngũ giáo viên khối 5 tuổi đời còn trẻ, nhiệt tình trong mọi công tác. - Các thành viên trong tổ khối đoàn kết, thân ái, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ về chuyên môn tạo được niềm tin và sự an tâm tham gia công tác dạy - học. Mọi thành viên đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác được giao, tham gia tích cực các phong trào do ngành và nhà trường phát động, luôn có tinh thần cầu tiến, học hỏi nhằm nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn. - Giáo viên khối 5 tiếp cận nhanh với việc dạy - học theo phương pháp mới, dạy - học bằng phương tiện điện tử, tạo được hứng thú học tập cho học sinh, thực hiện dạy - học đúng phân phối chương trình, đảm bảo quy chế chuyên môn, tận tụy với nghề; tiếp 1 - Cá nhân đạt giải VSCĐ cấp trường : 20 em - Cá nhân được công nhận VSCĐ cấp Quận : ít nhất 2 em 4. Học sinh tham gia các phong trào cùng nhà trường: 100% 5. Hoạt động ngoại khóa: 4 lần/ năm - Tổ chức cho học sinh tham quan cuối HKI: 1 lần - Tổ chức cho học sinh tham quan cuối HKII: 1 lần - Tô tượng hoặc, vẽ tranh cát, năm: 1 lần - Xem kịch Indecap ở trường, năm: 1 lần 6. Chất tay nghề giáo viên: - Tốt: 6 giáo viên - Giáo viên giỏi cấp trường: 3 giáo viên - GVCN giỏi cấp trường: 3 giáo viên - Đăng kí tiết tốt: Mỗi giáo viên đăng kí 1 tiết/ HK ( Giáo sinh 1 tiết/ tháng) 7. Chuyên đề thao giảng: - Chuyên đề: 1 tiết + Bài dạy: Tập làm văn – Luyện tập tả cảnh Người dạy: Phan Thị Châu Giang Ngày dạy: 13/9/2019 - Thao giảng: 1 tiết + Bài dạy: Khoa học: -Đá vôi Người dạy: Đỗ Thị Quỳnh Như Ngày dạy: 13/11/2018 8. Giáo án điện tử: 2 đĩa nộp/2 tiết dạy/giáo viên 9. Làm đồ dùng dạy học : 1 đồ dùng/tháng/lớp 10. Danh hiệu thi đua: - Tổ tiên tiến. - Chiến sĩ thi đua: 02 - Lao động giỏi: 6 Căn cứ Kế hoạch hoạt động chuyên môn năm học 2019 - 2020 của trường tiểu học Lê Văn Thọ, yêu cầu của nhà trường, tình hình thực tế của khối lớp 5; tổ khối 5 xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 2019 - 2020 như sau: III. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua 3 định 410/QĐ-BGDĐT ban hành kế hoạch triển khai Quyết định 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án” Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020” của ngành giáo dục. Tiếp tục triển khai việc tổ chức giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các sự kiện, tình hình thời sự trong nước và quốc tế. Tổ chức cho học sinh hát Quốc ca tại Lễ chào Cờ Tổ quốc; hướng dẫn học sinh tập hát Quốc ca, Đội ca đúng nhạc và lời để hát tại các buổi lễ theo đúng nghi thức, thể hiện nhiệt huyết, lòng tự hào dân tộc của tuổi trẻ Việt Nam. Thực hiện có nền nếp việc tập thể dục giữa giờ, các bài thể dục tại chỗ trong học tập, sinh hoạt cho học sinh. Nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt đầu tuần, giờ sinh hoạt chủ nhiệm. Đẩy mạnh các giải pháp nhằm xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp; tổ chức cho học sinh thực hiện lao động vệ sinh trường, lớp học và các công trình trong khuôn viên nhà trường; đẩy mạnh việc thực hiện mô hình nhà vệ sinh xanh - sạch - đẹp cho học sinh và giáo viên. 2. Thực hiện chương trình giáo dục 2.1. Thực hiện đúng chương trình, kế hoạch dạy học, theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành một cách hợp lí, phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tích hợp các nội dung giáo dục vào các môn học và hoạt động giáo dục Tăng cường các hoạt động thực hành, hoạt động trải nghiệm, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh. Chú trọng giáo dục đạo đức lối sống, giá trị sống, kĩ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh. Điều chỉnh nội dung dạy học một cách hợp lí, linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện dạy học và thời gian thực tế của địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục tiểu học, đồng thời từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh, điều chỉnh nội dung dạy học theo các chủ đề học tập phù hợp với đối tượng học sinh; không cắt xén cơ học mà tập trung vào đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hướng đến phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh. Triển khai thực hiện thông tư 01/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ GD&ĐT về “hướng dẫn giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở”. Thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh thông qua nội dung các môn học trong chương trình giáo dục tiểu học. 2.2. Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT(Thông tư 22). 5 trò tích cực của học sinh trong việc chủ động sưu tầm thông tin để nâng cao chất lượng học tập và giúp cho học sinh có điều kiện tự quản trong hoạt động nhóm (tổ, lớp). Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các mô hình, các phương pháp dạy học tích cực như: mô hình trường học mới, phương pháp “Bàn tay nặn bột”, dạy học Tiếng Việt,... một cách linh hoạt, phù hợp và hiệu quả. Tiếp tục tổ chức và thực hiện đánh giá hiệu quả các chuyên đề đã được triển khai. Tiếp tục củng cố, vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực theo dự án Việt Bỉ vào giảng dạy (Kĩ thuật dạy học “Các mảnh ghép”, “Dạy học theo góc”, “Khăn phủ bàn”; kĩ thuật KWL, Dạy học theo dự án,...). Vận dụng hình thức dạy học ngoài trời, hoạt động ngoại khóa gắn với nội dung kiến thức chương trình học, kết hợp dạy - học lịch sử, địa lý địa phương trong các buổi học tập ngoại khóa và sử dụng lồng ghép, tích hợp trong các môn học có liên quan đến lịch sử và địa lý cũng như kiến thức về thên nhiên, môi trường sống. Tiếp tục thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” (PP-BTNB) theo Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 của Bộ GDĐT; xây dựng, hoàn thiện các tiết dạy, bài dạy, chủ đề áp dụng PP-BTNB; tổ chức các giờ học cho học sinh tự thiết kế, thực hành các thí nghiệm với các vật liệu đơn giản, dễ thực hiện. Tiếp tục thực hiện tích hợp dạy học tiếng Việt và các nội dung giáo dục (giáo dục đạo đức, tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, bảo vệ môi trường; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; giáo dục an toàn giao thông (ATGT), sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống HIV/AIDS; ...) vào các môn học và hoạt động giáo dục. Thực hiện dạy học gắn kết giữa lí thuyết với thực hành; tăng cường các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống của học sinh. Lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, nhân cách; giáo dục quốc phòng và an ninh; giáo dục pháp luật; giáo dục nhận thức về quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống HIV/AIDS; chú trọng giáo dục lối sống, kĩ năng sống, các kĩ năng tự bảo vệ, chống xâm hại, bạo lực; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe và y tế trường học; tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; bảo vệ môi trường; bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, giáo dục an toàn giao thông Tiếp tục thực hiện dạy học gắn với di sản văn hóa theo Hướng dẫn số 73/HD - BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch một cách thiết thực, hiệu quả. Chỉ đạo tốt công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng theo hướng dẫn của Hội đồng Đội Trung ương và các cấp cơ sở Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở địa phương. 2.6 Tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn: Tổ chức dự giờ, nghiên cứu bài học, góp ý xây dựng giúp giáo viên nâng cao năng lực giảng dạy trong sinh hoạt tổ khối, tiết dạy không đánh giá xếp loại giáo viên. Khuyến khích giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn qua trang mạng thông tin “Trường học kết nối”. 7 Hàng ngày sử dụng phần mềm PP để dạy học ít nhất 50% số tiết. 4. Dạy học đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn: Tiếp tục tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật đến trường và hòa nhập vào cuộc sống. Cả khối có 3 học sinh khuyết tật hòa nhập. Giáo viên sẽ tạo cơ hội để các em được học tập bình đẳng và hòa nhập cộng đồng. GV lập và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân, tổ chức việc dạy học, giáo dục cho các học sinh khuyết tật học hòa nhập một cách chu đáo. Thực hiện đánh giá học sinh hòa nhập theo Thông tư 22, Thông tư 30. 5. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ, để cao trách nhiệm, khuyến khích sự sang tạo của giáo viên Giáo viên trong khối sắp xếp dự giờ học tập lẫn nhau. Tích cực lắng nghe ý kiến xây dựng của đồng nghiệp, khối trưởng, ban giám hiệu xây dựng. Khối trưởng dự giờ bồi dưỡng giáo viên hàng tháng thông qua các tiết đăng kí dạy tốt. Thành lập đôi bạn cùng tiến giúp nhau hoàn thiện về mọi mặt. Giáo viên thường xuyên tự đánh giá và bồi dưỡng nâng cao năng lực theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Giáo viên tích cực thực hiện Kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên. Thực hiện tốt phong trào thi đua dạy tốt, học tốt với chủ đề “ Đổi mới, sang tạo trong dạy và học” theo phương châm “ Mỗi giờ lên lớp là một bước tiến trong giảng dạy, mỗi ngày đến trường có một đổi mới trong công việc”. Giáo viên khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động phát triển năng lực học sinh như: võ thuật, âm nhạc, thể dục thể thao vào cuối giờ học; liên hoan tiếng hát dân ca, giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông, Olympic môn học, các hoạt động giao lưu Tiếng Anh cho giáo viên và học sinh, Khuyến khích học sinh tham gia các hội thi như “ An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”, “ Ý tưởng trẻ thơ”, “ Chiếc ô tô mơ ước”, “ Nét vẽ xanh”, giải Lê Quý Đôn trên báo Nhi Đồng, trò chơi dân gian, trò chơi vận động nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Tổ chức cho học sinh hát các bài hát dân ca, các bài hát đã học trong đầu giờ, giờ chuyển tiết và trong các tiết sinh hoạt tập thể khác. Vận động học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ học chính khóa: Võ thuật, bóng đá, bóng rổ, aerobic, đàn, vẽ nhằm góp phần phát huy năng khiếu học sinh trên tinh thần tự nguyện của học sinh và cha mẹ học sinh. Kết hợp đánh giá thi đua với việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, đánh giá chuẩn hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng. Theo dõi, hỗ trợ các giáo viên thường xuyên để thúc đẩy hoạt động thi đua dạy tốt – học tốt. 9
File đính kèm:
- ke_hoach_hoat_dong_nam_hoc_2019_2020_to_khoi_5.docx