Tập huấn chuyên đề - Dạy học Âm nhạc ở Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
Bạn đang xem tài liệu "Tập huấn chuyên đề - Dạy học Âm nhạc ở Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tập huấn chuyên đề - Dạy học Âm nhạc ở Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN GÒ VẤP TRƯỜNG BỒI DƯỠNG GIÁO DỤC TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ “DẠY HỌC ÂM NHẠC Ở TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH” Ngày 01/3/2019 TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. BỐI CẢNH Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hoá vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. Trong tình hình đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. Các trường tiểu học và GV hiện đang giảng dạy môn Âm nhạc theo Chương trình và SGK hiện hành (giai đoạn từ 2002-2006), việc tập huấn GV về dạy học Âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực là điều cần thiết, giúp GV nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc và từng bước tiếp cận, chuẩn bị thực hiện quá trình đổi mới Chương trình và SGK mới từ năm học 2019-2020 của Bộ GDĐT. II. MỤC TIÊU KHÓA TẬP HUẤN Sau khóa tập huấn, GV có thể: - Xác định được những đặc điểm của dạy học Âm nhạc ở tiểu học theo định hướng phát triển năng lực. - Thực hành được một số nội dung và phương pháp dạy học Âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực. - Điều chỉnh được kế hoạch dạy học Âm nhạc ở tiểu học cho phù hợp. - Tập huấn về dạy học Âm nhạc ở tiểu học cho những GV khác. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN TẬP HUẤN 3 cụ, đọc nhạc,... với độ và trường độ bài đọc nhạc. nhiều hình thức và – Chơi nhạc cụ một mình và cùng người khác. phong cách. Bước đầu thể hiện được tiết tấu và giai điệu. Cảm thụ Học sinh biết thưởng – Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm và hiểu thức và cảm nhận những âm nhạc. biết âm giá trị nổi bật, những – Bước đầu cảm nhận và phân biệt được sự khác nhạc điều sâu sắc và đẹp đẽ nhau trong từng thuộc tính âm nhạc: cao độ, của âm nhạc được thể trường độ, cường độ, âm sắc. hiện trong tác phẩm – Bước đầu biết vận động cơ thể phù hợp với hoặc một bộ phận của nhịp điệu. tác phẩm. Biểu lộ thái – Bước đầu nhận biết được câu, đoạn trong bài độ và cảm xúc bằng lời hát có hình thức rõ ràng. Phân biệt được sự nói và ngôn ngữ cơ thể. giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc. Biết nhận xét và đánh – Bước đầu biết đánh giá kĩ năng thể hiện âm giá về các phương tiện nhạc của bản thân và người khác. diễn tả của âm nhạc. Ứng Học sinh biết kết hợp – Bước đầu biết mô phỏng, tái hiện được một số dụng và các năng lực, biết vận âm thanh quen thuộc trong cuộc sống. sáng tạo dụng kiến thức, kĩ năng – Bước đầu biết lặp lại có thay đổi một số mẫu âm nhạc âm nhạc vào thực tiễn; tiết tấu và giai điệu đơn giản theo hướng dẫn của ứng tác và biến tấu, đưa giáo viên. ra những ý tưởng hoặc – Biết làm dụng cụ học tập âm nhạc đơn giản sản phẩm âm nhạc hay, theo hướng dẫn của giáo viên. độc đáo. Hiểu và sử – Bước đầu biết tưởng tượng khi nghe nhạc dụng âm nhạc trong các không lời. mối quan hệ với lịch sử, – Bước đầu biết chia sẻ hiểu biết về âm nhạc với văn hoá và các loại hình người khác. nghệ thuật khác. – Bước đầu biết biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp. III. NỘI DUNG DẠY HỌC ÂM NHẠC Để HS phát triển được những năng lực trên cần thông qua hai con đường: nội dung dạy học và phương pháp dạy học. Nội dung dạy học Âm nhạc ở tiểu học theo Chương trình hiện hành: Lớp 1: 1 tiết/ tuần x 35 tuần = 35 tiết Học hát Phát triển khả năng âm nhạc - Học 12 bài hát ngắn gọn, âm vực trong - Nghe một số bài gồm : Quốc ca Việt phạm vi quãng 8 với nhịp 2/4 là chủ yếu. Nam, dân ca, bài hát thiếu nhi chọn lọc Các bài hát có nội dung phù hợp với độ hoặc nhạc không lời. tuổi lớp 1, trong đó chọn 1-2 bài dân ca - Nghe kể 1-2 câu chuyện về âm nhạc. Việt Nam, 1-2 bài hát nước ngoài. - Tập phân biệt âm thanh cao- thấp, dài- - Tập tư thế ngồi hoặc đứng hát. Bước đầu ngắn với tốc độ khác nhau và tập nghe để tập hát đúng cao độ, trường độ. Tập hát tự nhận ra hướng đi của âm thanh : đi lên, đi nhiên, nhẹ nhàng. Kết hợp hát với vận xuống, đi ngang. động phụ họa hoặc trò chơi âm nhạc. - Tập nhận biết và thể hiện các tiết tấu đơn giản bằng nhạc cụ gõ. Lớp 2: 1 tiết/ tuần x 35 tuần = 35 tiết Học hát Phát triển khả năng âm nhạc 5 bài hát có nội dung phù hợp Clarinette, Trompette, - Các bài tập đọc nhạc nhịp 3/4 có sử với độ tuổi lớp 5, trong đó Saxophone. dụng thêm hình nốt trắng chấm dôi. chọn 1-2 bài dân ca Việt - Nghe tác phẩm hoặc Các bài tập đọc nhạc dùng thang 5 Nam, 1-2 bài hát nước ngoài. trích đoạn, qua đó giới âm Đô- Rê- Mi- Son- La hoặc 7 âm - Củng cố các kĩ năng hát: thiệu một vài nhạc sĩ Đô- Rê- Mi- Pha- Son- La- Si. tư thế, hơi thở, phát âm rõ nổi tiếng trong nước Ghi chú: Học 8-9 bài tập đọc nhạc có lời, hát diễn cảm, hoà giọng. và thế giới. lời ca, không dài quá 16 nhịp với âm - Tập hát cá nhân mạnh dạn, - Nghe kể 2-3 câu hình tiết tấu đơn giản, giai điệu dễ tự tin. chuyện về âm nhạc. đọc. Trước mắt, GV cần sử dụng nội dung trong SGV (lớp 1, 2, 3) và SGK (lớp 4, 5) hiện hành là chủ yếu, việc vận dụng một số nội dung mới cần được tích hợp một cách phù hợp, thông qua các hoạt động như: khởi động tiết học, ôn tập bài hát, trò chơi, hoạt động thi đua, biểu diễn,... IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC 1. Định hướng chung - Dạy học Âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực vận dụng quan điểm lấy người học làm trung tâm, nhằm biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục; giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động, tạo môi trường học tập thân thiện để học sinh có cơ hội giao tiếp, hợp tác, trải nghiệm, tìm tòi kiến thức và phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc. - Giáo viên cần kết hợp linh hoạt nhóm phương pháp dùng lời (giới thiệu, thuyết trình, phát vấn, thảo luận, giao tiếp, giải thích, kể chuyện, nêu vấn đề, chứng minh,...) và nhóm phương pháp tổ chức hoạt động (thực hành, trực quan, làm mẫu, luyện tập, trò chơi, trình diễn, mô phỏng, đóng vai,...). Các phương pháp dạy học cần được sử dụng phù hợp với nội dung và thời lượng học tập. - Giáo viên cần sử dụng phù hợp các phương tiện truyền thống như hình ảnh, video,... kết hợp với các phương tiện kĩ thuật số để tạo nên giờ học sinh động và hấp dẫn. Việc sử dụng những nhạc cụ có âm thanh chuẩn giúp học sinh phát triển kĩ năng nghe và hát đúng nhạc. Học sinh cần được học âm nhạc bằng đa giác quan, được trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua nhiều hình thức: học trong lớp, xem biểu diễn ca nhạc, tham quan di sản văn hoá, giao lưu với nghệ sĩ, nhạc sĩ, nghệ nhân,... - Giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết sử dụng những kiến thức và kĩ năng đã học làm nền tảng để phát triển năng lực âm nhạc trong giai đoạn tiếp theo. Không nên đề ra những yêu cầu quá cao hoặc tạo nhiều áp lực cho học sinh, bởi vì năng lực âm nhạc phải được học tập và rèn luyện trong thời gian dài mới có thể đạt được. - Giáo viên cần phát huy năng khiếu âm nhạc của từng học sinh, qua đó thực hiện dạy học phân hoá và nâng cao chất lượng giáo dục của cả tập thể. Những học sinh có năng khiếu âm nhạc là hạt nhân khơi dậy tiềm năng, hứng thú và sự tự tin ở những em khác. 2. Phương pháp dạy học ở tiểu học - Tập trung phát triển cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc. Lựa chọn các hoạt động học tập phù hợp với sở thích và nhận thức của học sinh: nghe nhạc, vận động, chơi các trò chơi, kể chuyện,... - Thiết kế các hoạt động trải nghiệm và khám phá âm nhạc tích hợp trong các nội dung học tập. Học sinh cần được tiếp cận âm thanh trước khi học kí hiệu âm nhạc. 7 - Quy trình dạy hát Bước 1- Giới thiệu bài hát Bước 2- Đọc lời ca Bước 3- Nghe hát mẫu Bước 4- Khởi động giọng Bước 5- Tập hát từng câu Bước 6- Hát cả bài Bước 7- Củng cố, kiểm tra Khi vận dụng quy trình, GV có thể linh hoạt thay đổi trình tự 4 bước đầu tiên cho phù hợp với thực tiễn dạy học. - Cách dạy ôn tập bài hát + Trong tiết học bài hát, vẫn còn học sinh chưa hát đúng giai điệu, chưa thuộc lời ca, chưa cảm nhận về vẻ đẹp của bài hát, ôn tập bài hát nhằm khắc phục những hạn chế đó. + Hoạt động ôn tập bài hát nhằm giúp học sinh hát thuộc lời ca, hát đúng hơn, hát hay hơn và yêu thích bài hát hơn. Mục tiêu cụ thể là giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học, luyện tập các kĩ năng trình bày bài hát, giúp học sinh có cảm thụ âm nhạc tốt hơn, tạo các em thêm tự tin, có điều kiện trình bày bài hát đã học, phát huy tính tích cực và tư duy sáng tạo của HS, - Việc ôn tập bài hát không cần thực hiện theo một trình tự nào, những gợi ý sau là minh họa cho việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực: + Học sinh nghe lại bài hát đã học để nhớ về giai điệu và lời ca. + Học sinh nhắc lại tên bài hát, tác giả, nội dung (nên dùng tranh minh họa). + Học sinh sửa chỗ sai (nếu có) và tập thể hiện sắc thái. + Củng cố giai điệu, tiết tấu: giáo viên đàn một nét nhạc để học sinh nhận biết đó là câu hát nào rồi trình bày lại câu hát đó. Tương tự, giáo viên gõ tiết tấu của một câu hát, học sinh nhận biết đó là tiết tấu của câu hát nào rồi hát câu đó. + Củng cố lời ca: học sinh bổ sung lời ca vào chỗ trống. + Hát kết hợp gõ đệm, vận động theo nhạc hoặc nhảy múa. + Hát kết hợp trò chơi. + Thi đua giữa các tổ, nhóm. + Trình bày hoặc biểu diễn bài hát theo các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. + Cảm nhận về cường độ: 4 nhóm hát nối tiếp 4 câu với cường độ khác nhau (ví dụ: trung bình, hơi nhỏ, trung bình, hơi to) để các em có cảm nhận về cường độ. + Cảm nhận về tốc độ: lần lượt từng nhóm trình bày bài hát với tốc độ khác nhau (chậm, hơi chậm, trung bình, hơi nhanh) để các em có cảm nhận về tốc độ. + Luyện tập các cách hát tập thể: hát hoà giọng (đồng ca), hát nối tiếp, hát đối đáp, hát có lĩnh xướng, hát tăng dần số lượng học sinh tham gia, hát bè, hát đuổi. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn học sinh trình bày bài hát có sự kết hợp 1-2 cách hát, ví dụ: VD: Hát nối tiếp và đồng ca, bài Tiếng hát bạn bè mình (Nhạc và lời: Lê Hoàng Minh): 9 Gợi ý về cách thực hiện cho HS lớp 1: Bước 1- GV lấy âm thanh chuẩn, rồi làm mẫu (vừa đọc nhạc, vừa làm kí hiệu bàn tay), HS làm theo (bắt chước) cho đúng. Ví dụ: Có thể sử dụng thêm mẫu âm khác, chỉ dùng âm Son và Mi. Bước 2- GV chỉ đọc nhạc, không làm kí hiệu bàn tay. HS thể hiện kí hiệu bàn tay cho phù hợp với cao độ. Bước 3- GV thay việc đọc nhạc bằng cách đàn mẫu âm trên, hoặc đọc bằng nguyên âm (A, U, I), không làm kí hiệu bàn tay. HS thể hiện kí hiệu bàn tay cho phù hợp với cao độ. Bước 4- HS dùng kí hiệu bàn tay, HS đọc nhạc cho đúng. Bài tập 2- Đọc 3 nốt Mi, Son, La Đọc một số mẫu âm: Bài tập 3- Đọc 5 nốt Đô, Rê, Mi, Son, La Đọc một số bài tập: Thật là hay, Hoa bé ngoan, Đồng lúa bên sông, Năm cánh sao vui, Nhớ ơn Bác,... Bài tập 4- Đọc một số bài TĐN trong SGK hiện hành kết hợp sử dụng kí hiệu bàn tay Đọc một số bài tập: Con chim ri, Tôi hát Son La Son, Em tập lái ô tô, Mây chiều,... III. NGHE NHẠC Một số lưu ý: - Cần chọn bản nhạc hay, phù hợp với độ tuổi HS. - HS được nghe kết hợp xem hình ảnh hoặc video. - Thời gian nghe trong khoảng 1-3 phút. - HS nghe nhạc kết hợp vận động. Bài tập 1- Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ (Wolfgang Amadeus Mozart) Nghe nhạc và vận động: Vỗ 2 tay Chống 2 tay vào thắt lưng, dậm chân 3 lần Vỗ 2 tay lên cao Nghiêng 2 tay sang 2 bên Địa chỉ: https://www.youtube.com/watch?v=quxTnEEETbo Bài tập 2- Mùa xuân, trích trong giao hưởng Bốn mùa (Antonio Vivaldi) Nghe nhạc và vận động phù hợp với hình ảnh: 11 1. Chơi tiết tấu bằng nhạc cụ gõ Các dạng bài tập chủ yếu: Bài tập 1- Nghe tiết tấu và lặp lại GV gõ tiết tấu, HS lắng nghe và lặp lại cho đúng. Nên thực hiện để khởi động cho tiết học, trong thời gian 2-3 phút. Ví dụ: Lưu ý: Nếu không có nhạc cụ gõ, có thể thay thế bằng vỗ tay, giậm chân, búng tay...(xem hướng dẫn phần sau). Bài tập 2- Trò chuyện theo tiết tấu GV gõ tiết tấu, HS lắng nghe và lặp lại cho đúng. Tiếp theo GV hỏi và HS trả lời phù hợp với tiết tấu. Ví dụ: GV: Em tên là gì? HS: Em tên là Minh. GV: Em thích làm gì? HS: Em thích đá bóng. GV: Em thích màu gì? HS: Em thích màu đỏ. GV: Em thích mùa nào? HS: Em thích mùa Hè Một dạng khác, đó là HS hỏi và bạn khác trả lời phù hợp với tiết tấu. Ví dụ: HS: Bạn thích làm điều gì? HS: Tôi thích đi xe đạp. HS: Bạn đã biết bơi chưa? HS: Tôi đã biết bơi rồi. HS: Bạn học tiếng Anh chưa? HS: Tôi học tiếng Anh rồi. Bài tập 3- Chơi tiết tấu bằng nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát GV hướng dẫn HS sử dụng nhạc cụ gõ chơi những tiết tấu khác nhau để đệm cho bài hát. Nên thực hiện khi ôn tập bài hát. Ví dụ: Chơi tiết tấu đệm cho bài Múa vui (Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước): 13 Em yêu xóm nhỏ nơi mà em khôn lớn Yêu những mái trường rộn rã lời ca Em yêu dòng sông hai bên bờ xanh thắm Dòng nước êm trôi lắng đọng phù sa Em yêu cánh đồng thơm mùi hương lúa Giữa đám mây vàng có đàn cò trắng bay xa 2. Chơi tiết tấu bằng sử dụng các động tác gõ bằng cơ thể như: vỗ tay, giậm chân, vỗ đùi, vỗ lên vai, búng tay. Ở lớp 1, HS nên bắt đầu luyện tập 3 động tác là: giậm chân, vỗ đùi, vỗ tay, đến lớp 3 có thể tập thêm động tác búng ngón tay,... GV hướng dẫn HS sử dụng phương pháp này để đệm cho bài hát, với thời gian khoảng 5-6 phút và nên thực hiện như một trò chơi. GV không sử dụng kiến thức lí thuyết âm nhạc để phân tích về các mẫu tiết tấu. Bài tập 1- Chơi tiết tấu bằng vỗ tay, giậm chân đệm cho bài hát Mời bạn vui múa ca, Lí cây xanh, Thật là hay, Xòe hoa, Hoa lá mùa xuân, Trên ngựa ta phi nhanh, Bài tập 2- Chơi tiết tấu bằng vỗ tay, giậm chân, vỗ đùi đệm cho bài hát Bài ca đi học, Cộc cách tùng cheng, Chiến sĩ tí hon, Lớp chúng ta đoàn kết, Khăng quàng thắm mãi vai em, Reo vang bình minh, Hãy giữ cho em bầu trời xanh,... Bài tập 3- Chơi tiết tấu bằng vỗ tay, vỗ đùi, vỗ lên vai, búng tay đệm cho bài hát Vỗ 2 tay Vỗ 2 tay Vỗ 2 tay Vỗ 2 Vỗ 2 tay Vỗ 2 tay Búng xuống xuống tay vắt chéo vắt chéo ngón tay đùi đùi lên vai lên vai Thật là hay, Vào rừng hoa, Chú ếch con, Chị Ong Nâu và em bé, Em yêu hòa bình,... Bài tập 4- Chơi tiết tấu của một bài hát (Thật là hay) bằng vỗ tay, giậm chân, vỗ đùi, vỗ lên vai, búng tay Tự lựa chọn các động tác gõ bằng cơ thể như: vỗ tay, giậm chân, vỗ đùi, vỗ lên vai, búng tay để chơi tiết tấu của bài Thật là hay. Mỗi câu nên chơi bằng động tác khác nhau. Bài tập 5- Chơi tiết tấu bằng các động tác vỗ tay, giậm chân, vỗ đùi, vỗ lên vai, búng tay theo cặp 15 Vỗ tay phải Vỗ tay trái Vỗ hai tay Vỗ tay phải Vỗ tay trái Búng ngón xuống đùi xuống đùi lên vai lên vai tay HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH DẠY HỌC Dựa trên kế hoạch dạy học Âm nhạc hiện hành của từng lớp, GV bổ sung thêm các hoạt động như: nghe nhạc không lời, đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay, nhạc cụ tiết tấu,... có thể lược bớt một số hoạt động trong kế hoạch cho phù hợp với thời lượng và điều kiện dạy học. Không nhất thiết phải dạy bài hát cố định trong 35 phút, với những bài dễ và quen thuộc, có thể dạy trong khoảng 15-20 phút, để sử dụng thời gian tích hợp các nội dung khác. Cách điều chỉnh kế hoạch dạy học Âm nhạc lớp 1: Tuần Kế hoạch Kế hoạch hiện hành (Tiết) điều chỉnh 1 Học hát: Bài Quê hương tươi đẹp. 2 Ôn tập bài hát: Quê hương tươi đẹp. 3 Học hát: Bài Mời bạn vui múa ca. -Ôn tập bài hát: Mời bạn vui múa ca. 4 -Trò chơi: Theo bài đồng dao Ngựa ông đã về. 5 Ôn tập 2 bài hát: Quê hương tươi đẹp, Mời bạn vui múa ca. 6 Học hát: Bài Tìm bạn thân. 7 Học hát: Bài Tìm bạn thân (tiếp theo). 8 Học hát: Bài Lí cây xanh. - Ôn tập bài hát: Lí cây xanh. 9 - Tập nói thơ theo tiết tấu (tiết tấu của bài Lí cây xanh). 10 Ôn tập 2 bài hát: Tìm bạn thân, Lí cây xanh. 11 Học hát: Bài Đàn gà con. 17 5. Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 9 năm 2016, về Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 6. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (dự thảo), Bộ GDĐT, 2018. 7. Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc (dự thảo), Bộ GDĐT, 2018. 8. Phương pháp dạy học Âm nhạc ở tiểu học và trung học cơ sở, Lê Anh Tuấn, Nhà xuất bản đại học sư phạm, 2010. Và một số tài liệu khác. 19
File đính kèm:
- tap_huan_chuyen_de_day_hoc_am_nhac_o_tieu_hoc_theo_dinh_huon.doc