Tập huấn - Hướng dẫn sử dụng các kỹ thuật đánh giá trong lớp học cho môn Tin học
Bạn đang xem tài liệu "Tập huấn - Hướng dẫn sử dụng các kỹ thuật đánh giá trong lớp học cho môn Tin học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tập huấn - Hướng dẫn sử dụng các kỹ thuật đánh giá trong lớp học cho môn Tin học
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ TRONG LỚP HỌC CHO MÔN TIN HỌC TS. Nguyễn Chí Trung Tài liệu này được biên soạn dựa trên tài liệu “Một số kỹ thuật đánh giá thường xuyên trên lớp học”dùng chung cho tất cả các môn học của PGS.TS Nguyễn Công Khanh. 1. Nhóm kỹ thuật đánh giá mức độ nhận thức 1.1. Kiểm tra kiến thức nền Mục đích: Kiểm tra HS kiến thức đã học, làm cơ sở để xác định điểm bắt đầu của kiến thức mới cần dạy. Ngoài ra, có thể giúp HS hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã học. Mô tả: Là kĩ thuật đánh giá HS thông qua một phiếu (gọi là phiếu hỏi kiến thức nền) gồm các câu hỏi tự luận ngắn gọn, hoặc các câu hỏi trắc nghiệm đơn giản nhưng gần như bao phủ được kiến thức đã học. Cách thực hiện: GV tạo ra một phiếu hỏi kiến thức nền; chuẩn bị trước câu trả lời; yêu cầu HS trả lời vào thời điểm thích hợp, thường là bắt đầu một bài học mới. Ví dụ: Trước khi cho HS luyện tập sử dụng chuột trong bài 6 (trò chơi Blocks, Tin học lớp 3), ta có thể kiểm tra HS những kiến thức đã biết về chuột máy tính thông qua một phiếu gồm các câu hỏi sau: 1) Chuột máy tính có chức năng gì? 2) Chuột máy tính có những bộ phận nào? 3) Để mở một chương trình trò chơi từ biểu tượng chương trình trên màn hình ta sử dụng thao tác nào sau đây: A/ nháy chuột vào biểu tượng chương trình B/ nháy kép chuột vào biểu tượng chương trình C/ kéo thả chuột vào biểu tượng chương trình D/ di chuyển chuột vào biểu tượng chương trình Thảo luận: - Khi nào không nên sử dụng kĩ thuật “Kiểm tra kiến thức nền”? - Để kiểm tra kiến thức nền có nhất thiết phải dùng phiểu hỏi ngắn hoặc câu hỏi trắc nghiệm không? - Hãy đề xuất cách kiểm tra kiến thức nền khi bắt đầu dạy HS tập gõ các phím ở hàng trên (Tin học lớp 3) 1.2. Đánh giá khả năng ghi nhớ Mục đích: Đánh giá HS về khả năng tái hiện và tổ chức, xác định mối liên hệ giữa các kiến thức cơ bản mà các em đã được học. NCT.FIT.HNU dạng văn bản dạng hình ảnh dạng âm thanh 1. Một bộ phim hoạt hình trên TV + + 2. Truyện tranh Đô-Rê-Mon + + 3. Đèn điều khiển giao thông + 4. Bài hát phát ra từ loa trường + 5. Danh sách các bạn được nhận + phiếu khen cô viết trên bảng Thảo luận: - Để phân biệt khái niệm bằng ma trận đặc trưng, có luôn luôn dùng dấu + hay – được không? - Khi muốn kiểm tra HS phân biệt được màu nét và màu nền, cách tô mầu bằng một trong hai màu này, ta sẽ sử dụng ma trận đặc trưng như thế nào? - Hãy bình luận về bài tập dưới đây? Máy tính có thể giúp em trong những hoạt động nào? Em hãy đánh dấu + (có thể) hoặc – (không thể) vào các ô tương ứng trong bảng sau (trong Bài tập Tin học tiểu học, Quyển 1) Học ngoại ngữ Học toán Chơi cờ Giải nghĩa các từ Đố vui Tìm các bài toán hay Liên lạc với bạn bè Đọc sách, báo Hỏi cách chữa bệnh Xem phim Học nhạc Tìm người lạc Vẽ tranh Làm phim hoạt hình Sưu tầm tem, tranh ảnh 1.4. Đánh giá hai mặt trái ngược nhau Mục đích: Đánh giá khả năng phân tích, so sánh của HS về hai mặt trái ngược nhau của một vấn đề liên quan đến nội dung bài học. Mô tả: Là một kĩ thuật đánh giá HS thông qua một bảng (gọi là bảng hai phía/bảng lưỡng cực) mà ở đó có một số tiêu chí cần đánh giá hai mặt trái ngược nhau, ví dụ như điểm mạnh/điểm yếu; thuận lợi/bất lợi; thuận lợi/khó khăn; Cách thực hiện: GV tạo bảng hai phía; điền sẵn các câu trả lời vào ô trống; sao chép sang bảng khác và xóa các câu trả lời, rồi yêu cầu HS trả lời vào thời điểm thích hợp, trong bài học hoặc cuối bài học. Ví dụ: Khi học bài “Khám phá máy tính”, Tin học lớp 4, GV có thể yêu cầu HS làm bài tập sau để đánh giá khả năng phân tích, so sánh của HS: Hãy nêu một số điểm khác biệt trái ngược nhau giữa máy tính xưa và nay: 3 NCT.FIT.HNU - Các phần mềm học tập, ngoài mục tiêu rèn luyện kiến thức, kĩ năng, còn có mục tiêu rất rõ ràng về rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất, thái độ. Hãy khai thác những bài học này để tạo ra các phiếu thăm dò suy nghĩ, thái độ của HS, từ đó, kịp thời giáo dục HS. - Hãy đề xuất phiếu thăm dò thái độ của HS khi học các mạch kiến thức khác trong chương trình Tin học tiểu học, ví dụ “Tìm hiểu máy tính”, “Mạng Internet”. 1.6. Trả lời theo mẫu What/How/Why (cái gì, như thế nào, tại sao) Mục đích: Đánh giá kỹ năng nhận biết và phân tích thông tin nhằm trả lời ba câu hỏi: cái gì? như thế nào? tại sao? Mô tả: Là một kĩ thuật (gọi tắt là what/how/why) đánh giá HS bằng cách đưa ra một hình ảnh hoặc một chủ đề, từ đó HS được yêu cầu trả lời ba câu hỏi cụ thể có dạng What?, How?, Why? Cách thực hiện: GV tạo công cụ (hình ảnh, chủ đề); chuẩn bị trước các câu trả lời; yêu cầu HS trả lời vào thời điểm thích hợp, thường là cuối một hoặc một số bài học. Ví dụ 1: Ví dụ 2: Ở một bài học nào đó, trong chủ đề về học gõ phím bằng phương pháp 10 ngón (Tin học tiểu học), ta có thể sử dụng bài tập dưới đây để đánh giá HS về khả năng phân tích thông tin theo dàn ý gồm 3 phần, tương ứng trả lời 3 câu hỏi dạng what/how/why: 5 NCT.FIT.HNU Thảo luận: - Phát hiện những câu “thành ngữ” khác và nêu tình huống để yêu cầu HS giải thích - Hãy đề xuất một số câu hỏi đánh giá HS mà câu trả lời chỉ bao gồm một câu. 1.8. Xây dựng bản đồ khái niệm Mục đích: Đánh giá được khả năng tổng hợp, phân loại và hệ thống về các khái niệm hay kiến thức từ một hay một số bài học. Mô tả: Là một kĩ thuật (gọi là bản đồ khái niệm) đánh giá khả năng tổng hợp, phân loại và hệ thống về các khái niệm hay kiến thức của HS thông qua việc yêu cầu các em nối các khái niệm có mối liên quan với nhau trong một sơ đồ. Cách thực hiện: GV tạo ra một sơ đồ mà các hình khối nằm rời rạc và yêu cầu HS kết nối chúng lại một cách có ý nghĩa. Ví dụ: Cuối bài học “Khám phá máy tính”, Tin học lớp 4, ta có thể kiểm tra HS về khả năng kết nối các thiết bị thuộc cùng một loại (cùng một khái niệm) thông qua bài tập sau: Hãy nối các các thiết bị trong cùng một nhóm với nhau Màn hình Chuột máy tính Đĩa cứng Bàn phím Máy in Đĩa CD Webcam Thiết bị nhớ Flash Thảo luận: - Kĩ thuật bản đồ khái niệm có thể sử dụng như một sơ đồ tư duy không? - Hãy đề xuất một số ví dụ minh họa kĩ thuật bản đồ khái niệm có thể sử dụng để củng cố, ôn luyện, củng cố kiến thức. 1.9. Làm bài tập “1 phút” Mục đích: Nhanh chóng đánh giá mức độ tập trung, chú ý của HS vào bài học; Đánh giá mức độ nhận biết, thông hiểu các kiến thức trọng tâm của bài học. Mô tả: Là một kĩ thuật đánh giá HS về mức độ nắm được kiến thức, kĩ năng trọng tâm của bài học thông qua việc yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi về nội dung cơ bản, trọng tâm của bài học, hoặc về những nội dung cần chú ý. Cách thực hiện: GV nghiên cứu mục tiêu bài học, nghiên cứu bài học để xác định những kiến thức, kĩ năng trọng tâm và những điểm chú ý khác. Từ đó, GV đưa ra một số (ít) câu hỏi để kiểm tra, khảo sát HS về những kiến thức này. 7 NCT.FIT.HNU Ví dụ: Khi học bài “Thực hành tổng hợp” , về phần mềm Paint (Tin học lớp 4), GV có thể đưa ra tình huống dưới đây và khuyến khích HS đặt tên cho bức tranh, mô tả đầy đủ cho bức tranh và phát hiện ra những công cụ cần sử dụng để vẽ được bức tranh. Những yêu cầu này phản ánh khả năng nhận diện vấn đề của HS. Bức tranh Nhận diện vấn đề - Đặt tên cho bức tranh: Chú gà trống - Mô tả bức tranh: Đây là bức tranh trong phần mềm Paint, vẽ chú gà trống đứng trên đống rơm, dưới ông mặt trời và những đám mây xanh - Những công cụ được sử dụng để vẽ bức tranh này là: đường cong, hình tròn, bảng màu, bình phun sơn - Đặt tên cho bức tranh: - Mô tả bức tranh: ............................... ... ... ... - Những công cụ được sử dụng để vẽ bức tranh này là: .. ... ... Thảo luận: - Khi thực hiện đánh giá bằng kĩ thuật này, nên tổ chức đánh giá theo cá nhân hay theo nhóm? Nếu theo tổ chức theo nhóm, cần chú ý đến những điểm gì? (ví dụ về sự đồng đều tương đối về trình độ giữa các nhóm?). - Khi thực hiện đánh giá bằng kĩ thuật này, có cần tính đến mức độ hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn của HS không? Hãy đưa ra ý kiến và ví dụ minh họa. 2.2. Lựa chọn giải pháp Mục đích: Đánh giá khả năng lựa chọn đúng giải pháp giải quyết vấn đề cho những tình huống cụ thể. Góp phần giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề của thực tiễn. Mô tả : Là một kĩ thuật đánh giá HS về khả năng lựa chọn đúng giải pháp giải quyết vấn đề cho những tình huống cụ thể. Kĩ thuật này được thực hiện bằng cách GV đưa ra các tình huống, vấn đề cần giải quyết, sau đó yêu cầu HS chỉ ra phương pháp có thể áp dụng để giải quyết vấn đề. 9 NCT.FIT.HNU Để vẽ được hình con thuyền trong phần mềm Paint như hình 5 dưới đây, ta cần thực hiện từng bước để bắt đầu vẽ từ những hình đơn giản nhất rồi bổ sung dần các chi tiết cho hình. Cụ thể, con thuyền đã được vẽ qua 5 bước như dưới đây. Tương tự như vậy, em hãy đề xuất các bước để vẽ được chiếc ti vi như trong hình 6. (3) (1) (2) (4) (5) (6) Thảo luận: - Những nội dung kiến thức nào trong môn Tin học tiểu học có thể bồi dưỡng cho HS qui trình giải quyết trước khi thực hiện kỹ thuật đánh giá? - Tại sao kỹ thuật đánh giá này có nên được triển khai cho HS làm theo nhóm? Hãy đưa ra ví dụ minh họa cho giải thích của mình (Tạo cơ hội cho HS cùng trao đổi, thảo luận và chọn ra nguyên tắc giải quyết vấn đề tối ưu, tiết kiệm được thời gian?) 2.4. Vận dụng vào thực tiễn Mục đích: Đánh giá mức độ hiểu bài và khả năng chỉ ra hoặc thực hiện vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Mô tả: Đây là một kỹ thuật đánh giá khả năng liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, đặc biệt là vận dụng các phương pháp và quy trình. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách GV thiết kế một phiếu vận dụng, trong đó nêu các tình huống và yêu cầu HS chỉ ra cách thực hiện hoặc thực hiện giải quyết tình huống. Cách thực hiện: GV thiết kế tình huống thực tiễn liên quan đến những công cụ, phương pháp, quy trình có thể vận dụng giải quyết tình huống đó, rồi yêu cầu HS nhận dạng vấn đề, nêu cách giải quyết hoặc thực hiện giải quyết tình huống. Thời gian dành cho HS thực hiện nhiệm vụ nên từ 3-5 phút. 11 NCT.FIT.HNU mình. Thông qua việc thực hiện kỹ thuật này, GV và HS có thể nhận biết được khả năng tổng kết, tổ chức các thông tin quan trọng và khả năng sử dụng ngôn ngữ để chuyển tải nội dung một cách đơn giản dễ hiểu của HS. Cách thực hiện: - Chọn một lý thuyết, một khái niệm, một luận điểm quan trọng mà HS đã có thời gian nghiên cứu. - Chỉ rõ đối tượng (người đọc) để định hướng cho HS viết lại nội dung phù hợp. GV thử hoàn thành nhiệm vụ trước khi giao cho HS thực hiện. - Hướng dẫn HS viết theo định hướng, thông báo rõ cho HS biết người đọc/ nghe bài viết của HS là ai, những giới hạn cho phép về số lượng câu, từ, thời gian làm bài, thời gian trình bày. Ví dụ: Trong môn Tin học tiểu học Lớp 4, khi dạy về bài “Sử dụng câu lệnh lặp”, GV có thể thiết kế một số câu hỏi theo kỹ thuật này như sau: Câu hỏi 1: Hãy nói cho bạn em biết tại sao cần dùng câu lệnh lặp trong lập trình logo Câu hỏi 2: Hãy nói cho bạn em biết một số lỗi sai khi viết câu lệnh lặp Câu hỏi 3: Hãy cùng với các bạn trong nhóm tạo chương trình Logo điều khiển chú rùa vẽ hình sau đây 3. Nhóm kỹ thuật tự đánh giá và phản hồi về quá trình dạy - học 3.1. Liệt kê mục tiêu của chủ đề được học Mục đích: Giúp GV thu thập thông tin về mức độ quan tâm của HS đến những kiến thức, kỹ năng trước khi học một chủ đề/ nội dung nào đó. Mô tả: Là kĩ thuật thu thập thông tin từ phía HS dưới dạng một bản liệt kê các kiến thức, kỹ năng cần phải đạt được khi học một chủ đề, cùng với yêu cầu HS cho biết mức độ quan tâm hoặc ý kiến đánh giá về tầm quan trọng của những kiến thức, kỹ năng đó. Cách thực hiện: GV tạo bảng khảo sát, liệt kê những kiến thức, kỹ năng liên quan đến chủ đề; liệt kê những ứng dụng của kiến thức học được trong giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn; Chỉ dẫn rõ cách thức trả lời; Phát bảng liệt kê này cho HS vào lúc bắt đầu giữa hoặc khi kết thúc một chủ đề, hay môn học và theo dõi sự thay đổi về mối quan tâm cũng như quan điểm, nhận định của HS. Ví dụ: Để thu thập thông tin về mức độ quan tâm của HS đến các bài học về lưu trữ, tổ chức thông tin trong máy tính, Tin học lớp 5, ta có thể thiết kế bảng khảo sát sau đây: Chủ đề: Tổ chức lưu trữ thông tin trong máy tính 13 NCT.FIT.HNU các câu trả lời theo một thứ tự nào đó và tóm tắt lại thành một ý chung; HS có thể đặt ra các câu hỏi mang tính khám phá bản chất; và cuối cùng đưa ra bình luận và tổng hợp. Cách thực hiện: GV nêu ra một chủ đề và đưa ra câu hỏi về chủ đề, sau đó tổ chức cho HS làm việc với chủ đề này theo 5 bước sau đây: Bước 1. GV khởi tạo chủ đề và HS đóng góp ý kiến trả lời câu hỏi về chủ đề Bước 2: HS trao đổi theo nhóm để sắp xếp lại các ý trả lời theo một thứ tự xác định Bước 3. HS tóm tắt các ý trả lời vào thành vào một ý chung Bước 4: HS được yêu cầu đặt các câu hỏi liên quan đến chủ đề Bước 5: HS được khuyến khích đưa ra các nhận xét và tổng hợp các câu trả lời Ví dụ: Chủ đề sau đây phù hợp với HS lớp 3 sau khi các em học bài học Tin học đầu tiên: “người bạn mới của em”. Bước 1. GV khởi tạo chủ đề và HS đóng góp ý kiến trả lời câu hỏi về chủ đề - GV nêu chủ đề: “Đặc điểm của máy tính xách tay” - GV đặt câu hỏi về chủ đề: “Theo em, máy tính xách tay có những đặc điểm gì?” - GV yêu cầu HS đóng góp ý kiến trả lời câu hỏi về chủ đề - GV có thể gợi ý trả lời bằng cách trả lời mẫu và nêu không quá 3 đặc điểm của máy tính xách tay, rồi yêu cầu HS phát triển tiếp. Các câu trả lời mà ta mong đợi thu được từ phía HS là: (1) Kích thước nhỏ, gọn (2) Chạy bằng pin hoặc nguồn điện bên ngoài (3) Nhẹ hơn rất nhiều so với máy tính để bàn (4) Dễ dàng di chuyển và mang theo người (5) Màn hình gấp được (6) Bàn phím và chuột gắn liền với máy Bước 2: HS trao đổi theo nhóm để sắp xếp lại các ý trả lời theo một thứ tự xác định - GV đề nghị mỗi nhóm HS sắp xếp các đặc điểm của máy tính xách tay theo thứ tự từ ít nổi trội nhất đến nổi trội nhất, chẳng hạn: Nhóm A Nhóm B (1) Nhẹ hơn rất nhiều so với máy tính để (1) Màn hình gấp được bàn (2) Bàn phím và chuột gắn liền với máy (2) Màn hình gấp được (3) Dễ dàng di chuyển để mang theo (3) Bàn phím và chuột gắn liền với máy người (4) Chạy bằng pin hoặc nguồn điện bên (4) Kích thước nhỏ, gọn ngoài (5) Chạy bằng pin hoặc nguồn điện bên (5) Dễ dàng di chuyển để mang theo ngoài 15 NCT.FIT.HNU 3.3. Đánh giá làm việc nhóm Mục đích: Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của HS, qua đó rèn giúp HS rèn luyện các kỹ năng cần có khi làm việc theo nhóm. Mô tả: Kỹ thuật đánh giá này được xây dựng dưới dạng một bảng hỏi được sử dụng để thu thập thông tin phản hồi của HS về việc học tập và hợp tác giữa các thành viên của nhóm. Các câu hỏi nên viết dưới dạng câu hỏi nhiều lựa chọn và câu hỏi mở. Các câu hỏi nhiều lựa chọn sẽ giúp GV dễ dàng thống kê, so sánh các câu trả lời. Câu hỏi mở sẽ cho phép HS cung cấp thông tin cần chi tiết, cụ thể hơn. Phương pháp này có thể được thực hiện vào thời điểm giữa tiến trình nhóm đang thực hiện một nhiệm vụ để có thông tin về cách mà nhóm đang hoạt động, hoặc ở giai đoạn cuối của nhiệm vụ hoặc đồng thời tại cả hai thời điểm Cách thực hiện: GV cần xác định xem mình muốn thu thập thông tin gì về cách thức làm việc của nhóm, muốn HS chú ý đến kỹ năng làm việc nhóm cần thiết nào đó, sau đó xây dựng các câu hỏi để thu thập thông tin. Dưới đây là các nội dung đánh giá thường dùng đối với hoạt động nhóm: - Đánh giá tiến độ của toàn nhóm so với mục tiêu và kế hoạch của nhóm - Thời gian: thành quả đạt được so với tiến độ thời gian làm việc - Chất lượng: độ chính xác, sự hài lòng của thầy cô, nhóm và cá nhân - Hiệu quả: đóng góp với thành công chung của tập thể lớp; khả năng đóng góp của các cá nhân trong thành công chung - Đánh giá hiệu quả của lãnh đạo nhóm trong việc hỗ trợ và hướng dẫn nhóm Ví dụ: Bảng dưới đây có thể sử dụng cho HS lớp 4 hoặc lớp 5 tự đánh giá làm việc nhóm Mức độ STT Đánh giá kết quả làm việc nhóm 1 2 3 1 Mức độ hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu của nhóm 2 Sự ăn ý giữa các thành viên 3 Sự phục tùng ý kiến số đông 4 Khả năng GQVĐ của trưởng nhóm 5 Thành viên biết chia sẻ, quan tâm đến nhau 6 Đảm bảo công việc đúng tiến độ 7 Thể hiện trách nhiệm với công việc chung 8 Biết thuyết phục người khác 9 Phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lý 10 Biết cách giúp đỡ bạn Thảo luận: 17
File đính kèm:
- tap_huan_huong_dan_su_dung_cac_ky_thuat_danh_gia_trong_lop_h.pdf