Tập huấn tiếng Việt - Một số kỹ thuật đánh giá thường xuyên
Bạn đang xem tài liệu "Tập huấn tiếng Việt - Một số kỹ thuật đánh giá thường xuyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tập huấn tiếng Việt - Một số kỹ thuật đánh giá thường xuyên
Mục đích của đánh giá thường xuyên: - Thu thập các minh chứng liên quan đến kết quả học tập của HS trong quá trình học. -Cung cấp những phản hồi cho HS để HS biết những gì mình đã làm được so với yêu cầu của bài học, của chương trình và những gì mình chưa làm được so với yêu cầu; quan trọng hơn ĐGTX đưa ra những khuyến nghị để HS có thể làm tốt hơn những gì mình chưa làm được, từ đó nâng cao kết quả học tập trong thời điểm tiếp theo. Việc ĐGTX diễn ra chủ yếu trên lớp học. Do đó kết quả của việc ĐGTX thường được GV thông báo trực tiếp cho HS tại lúc diễn ra hoạt động đánh giá. Chính vì tính chất trực tiếp và tại chỗ này đã làm cho việc thông báo kết quả ĐGTX của GV dễ gây ra những vấn đề nhạy cảm với HS. Để tránh điều này, GV cần có thái độ tích cực, xây dựng trong việc thông báo kết quả đánh giá cho HS. Lời nhận xét của giáo viên có 3 nội dung: 1. Khẳng định 2. Câu hỏi 3. Kiến nghị • Dưới đây là một đoạn văn thể hiện kết quả tập chép đoạn văn của học sinh và những chỗ giáo viên đánh dấu để học sinh biết chỗ cần sửa: Hàng năm, cứ đến mùa suân, đồng bào ê – đê, mơ – nông lại tưng bừng mở hội đua voi. Hàng trăm con voi rục rịch kéo đến. Mặt trời chưa mọc, từ các bôn, bà con đã lườm lượp đổ ra. Các chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ, cổ đeo vòng bạc - Chữ viết sai chính tả:. - Sửa lại: •GV có thể nhận xét: Em viết đủ từ, chép được đoạn văn theo thể loại văn xuôi. Em còn nhớ cách viết hoa danh từ riêng thế nào không?(hay em còn nhớ cách phân biệt s/x không?). Em hãy tìm hiểu thêm và viết lại những từ cô gạch chân cho đúng nhé! Phân môn Tập đọc: Bài “Thầy thuốc như mẹ hiền”. TV lớp 5) – Yêu cầu: đọc diễn cảm đoạn 2 - Với học sinh đọc chưa diễn cảm, giáo viên có thể nhận xét: Em đọc bài to rõ, ngắt nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp. Đáng khen! - Với học sinh đọc chưa diễn cảm, giáo viên có thể nhận xét: Em phát âm đúng tiếng từ, đọc lưu loát. Theo em khi đọc ở cuối câu hỏi chúng ta cần thể hiện giọng đọc thế nào? ( hay với những từ biểu lộ cảm xúc em cần đọc với giọng thế nào?). Cô mong lần sau em đọc tốt hơn nhé!
File đính kèm:
- tap_huan_tieng_viet_mot_so_ky_thuat_danh_gia_thuong_xuyen.ppt