Thao giảng-Chuyên đề - Thay đổi ngữ liệu ND bài học và cách kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực Tiếng Việt cho HS

doc 15 Trang tieuhoc 100
Bạn đang xem tài liệu "Thao giảng-Chuyên đề - Thay đổi ngữ liệu ND bài học và cách kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực Tiếng Việt cho HS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thao giảng-Chuyên đề - Thay đổi ngữ liệu ND bài học và cách kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực Tiếng Việt cho HS

Thao giảng-Chuyên đề - Thay đổi ngữ liệu ND bài học và cách kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực Tiếng Việt cho HS
 UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP
 TRƯỜNG BỒI DƯỠNG GIÁO DỤC
 THAO GIẢNG - CHUYÊN ĐỀ
“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌC 
 VÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 
 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
 TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH”
 Tháng 11/2019
 1 BÁO CÁO THAM LUẬN
 “Thay đổi ngữ liệu trong dạy học Tiếng Việt 
 nhằm phát triển năng lực phẩm chất học sinh lớp 3”
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Ngữ liệu - bao gồm ngữ liệu văn học và ngữ liệu từ ngữ, là một bộ phận 
quan trọng hàng đầu, không thể thiếu được khi soạn sách giáo khoa ngữ văn các 
cấp học nói chung và sách tiếng Việt tiểu học nói riêng. Trong đó, ngữ liệu từ 
ngữ tiếng Việt bao gồm từ tiếng Việt và những đơn vị từ vựng tiếng Việt khác có 
tư cách tương đương với từ như cụm từ tự do, thành ngữ, tục ngữ... Ngữ liệu được 
đưa vào sách giáo khoa tiểu học để cung cấp cho học sinh kiến thức, trang bị kỹ 
năng sử dụng ngôn ngữ, đồng thời bồi dưỡng cho các em thái độ, tình yêu đối với 
tiếng mẹ đẻ.
 Trong những năm gần đây, vấn đề dạy học trong nhà trường phổ thông đã 
có sự chuyển biến mạnh mẽ, từ hướng dạy học nội dung sang dạy học phát triển 
năng lực. Sự chuyển biến này trước hết thể hiện ở yêu cầu đổi mới phương pháp 
dạy học và kiểm tra đánh giá, kể cả đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, 
nhất là các kì kiểm tra quan trọng (cuối kì, cuối năm).
 Với các thầy cô giáo dạy học Tiếng Việt - Ngữ văn, bên cạnh việc phải 
thay đổi phương pháp dạy học, còn cần biết cách hướng dẫn học sinh rèn luyện 
nhằm phát triển năng lực đọc, viết, nói và nghe. Với học sinh, bên cạnh việc học 
tập theo hướng dẫn của thầy cô giáo, các em còn phải rèn luyện thông qua hệ 
thống bài tập để nắm chắc nội dung đã học. Người giáo viên song song với việc 
giảng dạy cần rà soát ngữ liệu trong sách giáo khoa để điều chỉnh, thay mới 
những ngữ liệu không phù hợp, lựa chọn ngữ liệu thay thế phù hợp với nội dung 
các chủ điểm, phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với thực tế địa phương và 
có tính cập nhật nhằm phát triển năng lực phẩm chất học sinh. “Thay đổi ngữ liệu 
phù hợp” là phương tiện và công cụ rèn luyện tạo sự hấp dẫn và hiệu quả trong 
việc học Tiếng Việt, mang lại cho các em học sinh niềm vui và sự hữu ích trong 
học môn Tiếng Việt.
 Chính vì vậy, chúng tôi luôn chú ý “Thay đổi ngữ liệu trong dạy học 
Tiếng Việt nhằm phát triển năng lực phẩm chất học sinh lớp 3”. Đó là lí do 
giáo viên Trường Tiểu học Lương Thế Vinh, quận Gò Vấp thực hiện chuyên đề 
này thông qua tiết dạy minh họa phân môn Luyện từ và câu - Lớp 3.
 II. THỰC TRẠNG
 1. Thuận lợi:
 Ban Giám hiệu quan tâm đến các hoạt động dạy học, chỉ đạo định hướng 
đúng đắn và kịp thời về công tác chuyên môn, hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện để 
giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học.
 Giáo viên tâm huyết với nghề, nhiệt tình, sáng tạo, tích cực đổi mới 
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay.
 3 Ngữ liệu là tư liệu ngôn ngữ được dùng làm căn cứ để nghiên cứu ngôn 
ngữ. Trong dạy học TV ở Tiểu học, ngữ liệu chính là các tài liệu ngôn ngữ cụ thể 
được sử dụng trong khi cung cấp khái niệm hoặc thực hành luyện tập sử dụng 
câu, từ. Nó là đối tượng nghiên cứu của HS trong giờ học TV. Ngữ liệu có khả 
năng tạo độ khó/ dễ, thú vị/ không thú vị, gây hứng thú học tập cho HS nhờ tính 
thú vị và hấp dẫn đó. Hơn nữa, đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học thiên về 
cảm tính, phù hợp với việc tiếp thu những vấn đề cụ thể, sinh động. Vì vậy, ngữ 
liệu của bài tập cần phải được lựa chọn đảm bảo các yêu cầu sau:
 - Ngữ liệu phải đúng chuẩn ngôn ngữ, có tính phổ biến cao, phù hợp nhận 
thức.
 - Ngữ liệu phải điển hình. Ngữ liệu mẫu đưa ra để học sinh quan sát cần 
điển hình, dể hiểu, đảm bảo tính hiệu quả của việc phân tích và tránh mất thời 
gian học tập.
 - Ngữ liệu phải tối giản (tiết kiệm), phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh 
tiểu học và thời lượng học tập.
 - Ngữ liệu phải trực quan, dễ nhận diện. Ngữ liệu đưa vào giờ học LTVC ở 
tiểu học phải là những ngữ liệu sinh động, chân thực, dễ hiểu và trong sáng; 
thường được sử dụng trong hoạt động giao tiếp hàng ngày của người Việt, phù 
hợp với hoạt động giao tiếp ở lứa tuổi học sinh tiểu học. Không sử dụng những 
ngữ liệu khô cứng, rập khuôn, xa rời đời sống thực, xa hoạt động giao tiếp thực 
của học sinh. Ngữ liệu là cơ sở để học sinh rút ra được các vấn đề giao tiếp cần 
nghi nhớ, đồng thời, ngữ liệu cũng là các mẫu lời nói, hoạt động lời nói mà học 
sinh có thể bắt chước trong quá trình thực hành giao tiếp.
 - Ngữ liệu phải thú vị. Mỗi ngữ liệu đưa vào giảng dạy cho học sinh tiểu 
học cần đảm bảo tính thú vị. Việc lựa chọn và sử dụng các ngữ liệu dạy học hay 
cũng thể hiện được tính hấp dẫn của nội dung dạy học. Các bài tập hay với lệnh 
bài tập hấp dẫn giúp HSTH nhận thức được lợi ích giao tiếp hay tính thiết thực 
của các nội dung về từ để tạo động cơ học tập cho các em.
 3. Một số đề xuất về thay đổi ngữ liệu dạy Luyện từ và câu lớp 3
 - Nhận thức của trẻ em lớp 3 (9 tuổi) chủ yếu là nhận thức cảm tính, do đó, 
những từ ngữ chỉ khái niệm, những từ ngữ mang nghĩa bóng, nhất là các thành 
ngữ, nhìn chung là khó với các em. Dưới đây là một ví dụ:
- Đối với dạng bài tập giáo viên có thể thiết kế lại thành hình thức giải câu đố, 
viết đúng chính tả lời giải. Ví dụ:
 Tiếng có vần uôc hoặc uôt:
 5 - Với một số bài tập, ngữ liệu không phù hợp với học sinh thành phố; một 
số sự vật, hiện tượng xa lạ với các em, giáo viên có thể lựa chọn các ngữ liệu 
tương đồng với SGK để thay thế như sau:
 Ví dụ: Bài 3 (TV3 tập 1 trang 25)
 c) Cây pơ- mu đầu dốc
 Im như người lính canh
 Ngựa tuần tra biên giới
 Dừng đỉnh đèo hí vang
 (Nguyễn Thái Vận)
 Có thể thay bằng ngữ liệu sau: 
 Bà em ở làng quê
 Lưng còng như dấu hỏi
 Vẫn hay lam hay làm
 Chỉ lo con cháu đói.
 (Phạm Đông Hưng, trích Bà em)
 Hoặc: 
 Trời như cánh đồng
 Xong mùa gặt hái
 Diều em – lưỡi liềm
 Ai quên bỏ lại.
 (Trần Đăng Khoa, trích Thả diều)
 Ví dụ: Bài 2 (TV3 tập 1 trang 80)
 Côn Sơn suối chảy rì rầm
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
 (Nguyễn Trãi)
 c) Mỗi lúc, chúng tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc 
những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những cành cây mắm, cây 
chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá.
 (Đoàn Giỏi) 
 Có thể thay bằng ngữ liệu:
 Mây cúi xuống lấy tay vốc nước rửa mặt. Tiếng giọt nước lọt qua kẽ tay rơi 
lách tách xuống mặt sông như tiếng nhạc dạo trên phím đàn.
 (Kim Viên, trích Sông quê mùa xuân)
 7 “Em đã mạnh dạn, tự tin trình bày trước tập thể hơn rồi đấy”. Từ đó, các em sẽ 
mạnh dạn, tự tin hơn khi trình bày ý kiến trước tập thể.
 * Bài tập 3: Quan sát từng cặp sự vật rồi viết những câu có hình ảnh so 
sánh các sự vật trong tranh.
 Học sinh được tự cảm nhận vẻ đẹp của mỗi bức tranh, đặt câu có hình ảnh 
so sánh để nêu lên nội dung của bức tranh. GV cho các em đặt câu trong nhóm để 
các em được bày tỏ ý kiến của mình với các bạn trong nhóm. Khi trình bày kết 
quả làm việc nhóm trước lớp, các em được nghe các bạn và cô giáo nhận xét trực 
tiếp, từ đó sẽ rút ra được những bài học trong việc dùng từ, đặt câu, cũng như 
cách diễn đạt câu đúng, câu hay các em biết nói lời hay, bước đầu hình thành 
nhân cách của một người công dân theo định hướng XHCN.
 - Với bài tập đặt câu có trong SGK, GV có thể thay đổi ngữ liệu cho các em 
liên hệ thực tế, đặt câu có hình ảnh so sánh để miêu tả các sự vật có xung quanh. 
 * Bài tập 4: Tìm từ ngữ thích hợp
 Qua các bài tập điền từ vào chỗ trống, học sinh phải vận dụng vốn hiểu biết 
của mình để tìm được từ thích hợp vào chỗ trống. Khi thực hiện được bài tập này, 
các em phát huy được năng lực hiểu biết của mình trong thực tế cuộc sống hằng 
ngày. Giáo viên thay thế ngữ liệu so sánh : Trời mưa đường trơn như  bằng câu 
khác ví dụ như : Bạn Lê Vy hát hay nhưTrong quá trình dạy học, GV phải 
thường xuyên kết hợp đánh giá HS bằng nhận xét mang tính động viên, khuyến 
khích.
 IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
 1. Giáo viên nhà trường đã mạnh dạn điều chỉnh, thay mới những ngữ liệu 
không phù hợp, lựa chọn ngữ liệu thay thế phù hợp với nội dung các chủ điểm, 
phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với thực tế địa phương và có tính cập 
nhật, áp dụng các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học từ khâu 
thiết kế bài học sao cho học sinh có nội dung làm việc cá nhân, có nội dung làm 
việc nhóm để các em có cơ hội được thảo luận, chia sẻ.
 2. Trong quá trình tổ chức hoạt động học tập, giáo dục, giáo viên dành 
nhiều thời gian hơn để thay đổi một số ngữ liệu không phù hợp với vùng miền, 
địa phương đưa vào thay thế những bài có nội dung chưa phù hợp giúp các em 
tiếp cận năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự tin, tự chiếm lĩnh kiến thức để áp 
dụng vào thực tế.
 3. Điều đặc biệt là giáo viên đã lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học và 
tổ chức hoạt động như thế nào để tạo cơ hội cho học sinh hình thành phát triển 
năng lực phẩm chất. Nghĩa là giáo viên đã xác định rõ được các nhóm năng lực 
để có nhận xét phù hợp hay là chưa xác định rõ cách ghi mức độ đạt được về kiến 
thức của học sinh. 
 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 1. Việc thay đổi ngữ liệu nội dung bài học và cách kiểm tra đánh giá theo 
hướng phát triển năng lực Tiếng Việt cho học sinh đồng thời cũng đặt ra yêu cầu, 
 9 UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP
 TRƯỜNG TH LƯƠNG THẾ VINH
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU – LỚP 3
 BÀI : MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁC DÂN TỘC.
 LUYỆN ĐẶT CÂU CÓ HÌNH ẢNH SO SÁNH
 I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Mở rộng vốn từ về các dân tộc: biết thêm tên một số dân tộc 
thiểu số ở nước ta; điền đúng từ ngữ thích hợp (gắn với đời sống của đồng bào 
dân tộc) vào chỗ trống.
 - Tiếp tục học về phép so sánh: Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh.
 2. Kĩ năng: Kể tên được một số dân tộc thiểu số ở nước ta. 
 - Rèn kĩ năng sử dụng vốn từ để chọn từ thích hợp và đặt câu có hình ảnh 
so sánh.
 3. Thái độ: Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về tình đoàn kết của 54 dân 
tộc anh em.
 - Giáo dục học sinh biết đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn trong đời 
sống của đồng bào các dân tộc thiểu số thông qua trò chơi củng cố bài.
 - Yêu thiên nhiên, yêu đất nước.
 II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Giáo án điện tử, thẻ từ, bảng phụ, thẻ A-B-C.
 2. Học sinh: Phiếu bài tập, hình ảnh sưu tầm một số dân tộc thiểu số ở 
nước ta.
 III. Các hoạt động:
 Thời 
 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
 gian
1 phút 1. Khởi động: Quê hương tươi đẹp. - Học sinh hát.
2 phút 2. Giới thiệu bài: GV chuyển ý giới thiệu 
 bài.
 - Ghi tựa : Mở rộng vốn từ: Các dân tộc. 
30 phút Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh.
15 phút 3. Bài mới:
 3.1. Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ về 
 các dân tộc.
 Mục tiêu: Học sinh biết thêm tên một số 
 dân tộc thiểu số ở nước ta; điền đúng từ 
 11 sinh xem tranh bạn vẽ về thửa ruộng bậc 
 thang.
 + Câu b: Những ngày lễ hội, đồng bào - Dự kiến học sinh trả lời:
 các dân tộc Tây Nguyên thường tập Nhà rông thường làm bằng 
 trung bênđể múa hát. các loại gỗ quý, cao, to, là 
 - GV cho học sinh nhắc lại về nhà nơi thờ thần linh và tập 
 rông. trung buôn làng vào các 
 ngày lễ hội.
 - Dự kiến học sinh trả lời: 
 ngọn lửa hồng, Vì đã 
 được thấy trên tivi hoặc 
 được đi du lịch.
 - Giáo viên hỏi học sinh: Ngoài từ nhà - nhà sàn.
 rông, nếu con được chọn một từ nào 
10 phút khác để điền vào chỗ trống, con sẽ chọn - Dự kiến học sinh trả lời:
 từ nào? Và vì sao con chọn từ đó? Nhà sàn làm bằng gỗ, được 
 + Câu c: Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc dựng trên các cột, sàn nhà 
 miền núi thường làm  để ở. cách cao so với mặt đất để 
 - GV cho học sinh nhắc lại về nhà sàn. tránh thú dữ và lũ lụt.
 - Chăm.
 + Câu d: Truyện Hũ bạc của người cha 
 là truyện cổ của dân tộc 
 - GV chốt, chuyển ý hoạt động 2: 
 3.2. Hoạt động 2: Luyện tập về phép 
 so sánh.
 • Bài tập 3:
 Mục tiêu: Giúp học sinh viết được câu 
 có hình ảnh so sánh.
 Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo 
 luận, động não, thực hành.
 - GV yêu cầu 1 học sinh đọc yêu cầu - 1 học sinh đọc yêu cầu 
 bài tập 3. BT3.
 - GV hướng dẫn mẫu: Cho học sinh 
 quan sát ngữ liệu ngoài Sách giáo khoa 
 (hình ảnh mây và bông)
 - Yêu cầu học sinh tìm cặp sự vật, đặc - Học sinh thực hiện theo 
 điểm so sánh giữa 2 sự vật trong hình và yêu cầu của GV, dự kiến 
 đặt câu có hình ảnh so sánh. HS trả lời:
 + Cặp sự vật: mây và bông.
 + Đặc điểm so sánh: trắng.
 + Đặt câu: Mây trắng như 
 bông.
 - Học sinh nhận xét.
 - GV giới thiệu bài thơ có hình ảnh so - Học sinh quan sát, lắng 
 nghe.
 13 mộc xây 1 đoạn cầu và giành được số 
hoa trong câu hỏi. Nếu chỉ 1 thành viên 
trong đội trả lời sai thì số bông hoa của 
đội sẽ thuộc về đội còn lại nếu tất cả 
thành viên đội còn lại trả lời đúng). 
+ Kết thúc trò chơi, đội có nhiều bông - Học sinh tham gia trò 
hoa hơn là đội thắng. chơi.
- Giáo viên cho 2 đội tham gia trò chơi.
- Giáo dục, nhận xét, thưởng hoa, tuyên - Học sinh lắng nghe.
dương đội thắng.
4. Nhận xét – Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh:
+ Xem lại bài.
+ Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Thành 
thị - Nông thôn. Dấu phẩy.
 Thực hiện
 Chu Thị Ánh Trinh
 15

File đính kèm:

  • docthao_giang_chuyen_de_thay_doi_ngu_lieu_nd_bai_hoc_va_cach_ki.doc