Vận dụng chuyên đề - Học tiếng việt thông qua nghệ thuật
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng chuyên đề - Học tiếng việt thông qua nghệ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng chuyên đề - Học tiếng việt thông qua nghệ thuật
Vận dụng chuyên đề “Học Tiếng Việt thông qua nghệ thuật Tiếng Việt vốn được xem là bộ môn khó, gây nhiều áp lực cho học sinh tiểu học khi tiếp cận. Trong khi đó, bộ môn này không chỉ phát triển ngôn ngữ cho học sinh mà còn giúp các em phát huy được tư duy thẩm mỹ, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước thông qua ngôn ngữ mẹ đẻ. “Thông qua nghệ thuật, môn học sẽ được lồng ghép với môn âm nhạc, mỹ thuật”. Ở từng phân môn khác nhau: tập đọc; luyện từ và câu; tập làm văn; tập viết - chính tả, thay vì phương pháp học truyền thống đọc - chép theo SGK, giáo viên có thể lồng ghép, phát triển theo hướng sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như thơ, ca, hò, vè, vẽ, kể chuyện do chính học sinh thể hiện vào bài học. Hướng thay đổi này ngoài việc đưa chương trình mở vào bài, giúp bộ môn trở nên hứng thú, không khô khan, phát huy được năng lực của từng cá thể học sinh thì còn phát huy được tính chủ động của chính người giáo viên”. “Học tiếng Việt thông qua nghệ thuật” là giúp học sinh say mê trong môn học, có ý thức tự giác khi học bởi chỉ khi tự giác học, đọc thì mới có thể tạo ra các sản phẩm theo năng khiếu của mỗi học sinh. Qua đó phát triển văn hóa đọc trong nhà trường. Một điểm tối ưu nữa, đó là giáo viên sẽ sử dụng chính kết quả của học sinh (các sáng tác thơ, ca, vẽ) để làm ngữ liệu bài học, qua đó nâng tầm năng lực của học sinh. Đồng thời, giúp học sinh nhận ra được giá trị của bản thân không chỉ về mặt kiến thức mà còn ở kỹ năng. Chính vì những mục tiêu trên, ngày 15.1.2020, tổ khối 4 đã vận dụng chuyên đề “Học Tiếng Việt thông qua nghệ thuật” năm học 2019-2020 thông qua tiết dạy Tập đọc “ Cánh diều tuổi thơ” do cô Nguyễn Hoàng Anh Thư thực hiện. Tiết dạy diễn ra sinh động, vận dụng chuyên đề phù hợp với trình độ năng lực học sinh; trên tinh thần nghiên cứu công văn số 4225/GDĐT-TH ngày 14 tháng 11 năm 2019 V/v tổ chức thực hiện thí điểm mô hình “Học Tiếng Việt thông qua nghệ thuật” năm học 2019-2020. Thông qua tổ chức các hoạt động học cho học sinh để minh họa việc khai thác ngữ liệu (học sinh cảm thụ bài đọc qua nhiều hình thức như vẽ tranh, sáng tác thơ, bài cảm nhận,... khai thác nội dung từ các bài cảm nhận và tranh vẽ để tìm từ, đặt câu trong phân môn Luyện từ và câu) và các báo cáo chia sẻ từ các đơn vị đã thực hiện, chuyên đề nhằm nhìn nhận thực trạng, đánh giá hiệu quả về duy trì hứng Sau đó, các thầy cô giáo trong tổ khối đã có những ý kiến chia sẻ nhằm đưa ra các giải pháp, phương pháp và hình thức tổ chức, bổ sung kinh nghiệm thực tiễn và vận dụng có hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy học các phân môn Tiếng Việt trong nhà trường. Như vậy, với sự hỗ trợ và góp ý của các thành viên trong tổ khối, cô Nguyễn Hoàng Anh Thư đã hoàn thành tiết dạy đảm bảo thời gian quy định. Tiết dạy sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực tạo hứng thú cho học sinh tham gia, tạo động cơ học tập cao: nhóm, trò chơi học tập, trực quan. GV có khẩu lệnh rõ ràng, giọng truyền cảm, lời chốt và chuyển ý nhịp nhàng thu hút sự chú ý của học sinh. Qua tiết dạy, GV học được ở cô Thư trong việc tạo cơ hội để tất cả học sinh được trình bày ý kiến và nhận sự đóng góp, giúp đỡ từ phía thầy cô và bạn bè. Qua tiết dạy, GV có chú trọng đến dạy học phân hóa học sinh, sử dụng phương pháp dạy học linh hoạt phù hợp với bài khó giúp HS dễ dàng tiếp cận kiến thức một cách nhẹ nhàng, vui vẻ, thoải mái nhưng vẫn khắc sâu được kiến thức. Cuối buổi chuyên đề, Cô Lê Thụy Phượng Linh – Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Văn Thọ đã trao đổi thêm về cách giảng dạy Tiếng Việt thông qua nghệ thuật với hi vọng các thầy cô giáo mạnh dạn thay đổi cách dạy, không ngừng nâng cao học hỏi về chuyên môn để việc dạy học Tiếng Việt cấp Tiểu học luôn đem đến những niềm vui cho các bạn nhỏ. Sau đây là một số hình ảnh về tiết dạy:
File đính kèm:
- van_dung_chuyen_de_hoc_tieng_viet_thong_qua_nghe_thuat.docx