Vận dụng chuyên đề - Thay mới ngữ liệu trong giảng dạy Toán gắn với thực tiễn cuộc sống cho học sinh Lớp 4

docx 12 Trang tieuhoc 93
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng chuyên đề - Thay mới ngữ liệu trong giảng dạy Toán gắn với thực tiễn cuộc sống cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng chuyên đề - Thay mới ngữ liệu trong giảng dạy Toán gắn với thực tiễn cuộc sống cho học sinh Lớp 4

Vận dụng chuyên đề - Thay mới ngữ liệu trong giảng dạy Toán gắn với thực tiễn cuộc sống cho học sinh Lớp 4
 Vận dụng chuyên đề :
 “Thay mới ngữ liệu trong giảng dạy Toán gắn với thực tiễn cuộc sống cho học 
 sinh lớp 4.”
 Nội dung giảng dạy của Tiểu học luôn gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết 
thực cho cuộc sống. Toán học có liên hệ mật thiết với thực tiễn và có ứng dụng rộng 
rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học, công nghệ cũng như trong sản 
xuất và đời sống. Môn Toán còn góp phần rất lớn trong việc rèn phương pháp suy 
nghĩ, suy luận, giải quyết vấn đề. Bởi vậy, việc rèn luyện cho học sinh năng lực vận 
dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn là điều cần thiết đối với sự phát triển của xã 
hội và phù hợp với mục tiêu của giáo dục hiện nay.
 Thực tế dạy học Toán ở tiểu học hiện nay còn nặng về phần kiến thức và kĩ 
năng, chưa có nhiều các bài tập vận dụng vào cuộc sống để học sinh vận dụng kiến 
thức, kĩ năng môn Toán vào cuộc sống xung quanh. Học sinh được học các kiến thức 
về số học, đại lượng và đo đại lượng, các yếu tố hình học, giải Toán có lời văn, được 
thực hành – luyện tập các kĩ năng xoay quanh các mạch kiến thức toán được học 
nhưng khi áp dụng vào các tình huống trong thực tiễn thì các em rất lúng túng. Ý 
thức được tầm quan trọng của việc vận dụng những kiến thức Toán vào đời sống 
thực tiễn, tập thể giáo viên Khối 4 Trường Tiểu học Lê Văn Thọ đã chọn đề 
tài: “Thay mới ngữ liệu trong giảng dạy Toán gắn với thực tiễn cuộc sống cho 
học sinh lớp 4” để thực hiện chuyên đề.
 Trước khi thực hiện chuyên đề, khối đã thực hiện họp trao đổi và đã đưa ra 
các nội dung và biện pháp thực hiện như sau:
 1. Nắm vững chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng
 Chương trình Toán ở Tiểu học thống nhất với 5 mạch nội dung:
 * Số học.
 * Đại lượng và đo đại lượng.
 * Hình học.
 * Yếu tố thống kê.
 * Giải toán có lời văn.
 - Người giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình, chuẩn kiến thức kĩ 
 năng và mục tiêu yêu cầu cần đạt của lớp học, từng chương, từng bài. Từ đó, 
 giáo viên mới định hướng được sẽ thay đổi ngữ liệu ra sao, chọn các ngữ liệu những ngữ liệu khô cứng, rập khuôn, xa rời đời sống thực, xa hoạt động giao 
tiếp thực của học sinh.
- Ngữ liệu thay mới phải thú vị, mỗi ngữ liệu đưa vào giảng dạy cho học sinh 
tiểu học cần đảm bảo tính thú vị. Việc lựa chọn và sử dụng các ngữ liệu dạy học 
hay cũng thể hiện được tính hấp dẫn của nội dung dạy học. Các bài tập hay với 
lệnh bài tập hấp dẫn gắn với thực tế và gần gũi thu hút được hứng thú của HS, 
có thể sử dụng một số tranh ảnh, hình vẽ ngộ nghĩnh để minh hoạ cho các bài 
tập thêm sinh động, có thể thiết kế các bài tập dưới dạng bài tập trắc nghiệm, các 
trò chơi hay câu đố vui toán học sẽ tạo động cơ học tập cho các em.
4 .Vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
- Giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm 
tránh sự đơn điệu, nhàm chán đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động, 
tinh thần hợp tác, cho học sinh. Các phương pháp thường được sử dụng trong 
tiết dạy học Toán như phương pháp pháp dạy học theo nhóm, hỏi đáp, thực 
hành, cùng các hình thức: dạy học cá nhân, dạy theo nhóm, lớp, dạy ngoài lớp 
học,...
 - Khi hoạt động nhóm, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt bố trí nhóm từ 2 đến 
6 học sinh tùy theo điều kiện thực tế về không gian lớp học. Giáo viên cần tạo 
mọi điều kiện để học sinh tự bộc lộ quan điểm của bản thân, quan sát, giúp đỡ 
các nhóm, các cá nhân đặc biệt là những học sinh gặp khó khăn để phát huy hết 
năng lực của học sinh. Được như vậy tiết dạy sẽ đảm bảo 100% học sinh trong 
lớp đều hoàn thành công việc của mình.
5. Định hướng chung về đánh giá năng lực môn Toán của học sinh
- Thông qua chương trình môn Toán, học sinh cần hình thành và phát triển được 
năng lực toán học, biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán. Năng lực toán 
học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng 
lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao 
tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán. Tùy vào từng đối 
tượng học sinh, yêu cầu cần đạt của từng khối lớp, năng lực toán học của mỗi 
học sinh được biểu hiện ở các mức độ khác nhau.
- Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh là chuyển đổi từ việc “học 
sinh cần phải biết gì” sang việc “phải biết và có thể làm gì” trong các tình huống 
và bối cảnh khác nhau. Do đó dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh 
chú trọng lấy học sinh làm trung tâm và giáo viên là người hướng dẫn, giúp các NHIỆT ĐỘ (độ C) CỦA SA PA 6 THÁNG ĐẦU NĂM
7
8
10
13
17
18
Lời giải:
Quan sát biểu đồ, ta thấy:
Nhiệt độ tháng 1 của Sa Pa là 7 độ C
Nhiệt độ tháng 2 của Sa Pa là 9 độ C
Nhiệt độ tháng 3 của Sa Pa là 10 độ C
Nhiệt độ tháng 4 của Sa Pa là 13 độ C
Nhiệt độ tháng 5 của Sa Pa là 17 độ C
Nhiệt độ tháng 6 của Sa Pa là 18 độ C
So sánh nhiệt độ 6 tháng đầu năm của Sa Pa, gia đình bạn An nên đi thăm quan 
vào tháng 6 vì nhiệt độ tháng 6 của Sa Pa cao nhất.
Thông qua ví dụ này giúp học sinh: thức đọc vè, làm thơ, tiếp cận với công nghệ thông tin bằng các tình huống trên 
đoạn clip tạo hứng thú và động cơ học tập cho học sinh.
* Ví dụ: Bài: Ôn tập về hình học: Để ôn tập lại kiến thức giáo viên có thể cho 
học sinh thảo luận hoàn thành bài thơ sau:
Hãy điền các từ còn thiếu trong đoạn thơ sau:
"Muốn tính diện tích hình vuông
Cạnh .. chính nó vẫn thường làm đây
Chu vi thì tính thế này
Một cạnh nhân . đúng ngay bạn à.
Diện tích chữ nhật thì cần
Chiều .., chiều .. ta đem nhân vào
Chu vi chữ nhật tính sao
Chiều dài, chiều rộng .. vào nhân hai".
Thông qua ví dụ này giúp học sinh: 
- Củng cố kĩ năng tính toán với số đo diện tích.
- Thấy được ý nghĩa của kiến thức và kĩ năng tính toán trong thực tế cuộc sống.
- Tăng cường khả năng quan sát thực tế và vận dụng toán học.
- Phát triển năng lực tính toán, năng lực giao tiếp.
- Phát triển năng lực tư duy hình học, trí tưởng tượng không gian, năng lực tính 
toán, mô hình hoá toán học,
7. Vận dụng trong tiết dạy minh họa: Sau khi trao đổi các nội dung nêu trên, ngày 7/1/2020 .cô Nguyễn Ngọc Yến 
đã thực hiện tiết dạy toán bài Luyện tập để vận dụng chuyên đề : “Thay mới ngữ 
liệu trong giảng dạy Toán gắn với thực tiễn cuộc sống cho học sinh lớp 4.” 
 Với sự hỗ trợ và góp ý của các thành viên trong tổ khối, cô Nguyễn Ngọc Yến 
đã hoàn thành tiết dạy đảm bảo thời gian quy định. Tiết dạy sử dụng nhiều phương 
pháp dạy học tích cực tạo hứng thú cho học sinh tham gia, tạo động cơ học tập cao: 
nhóm, trò chơi học tập, trực quan. GV có khẩu lệnh rõ ràng, giọng truyền cảm, lời 
chốt và chuyển ý nhịp nhàng thu hút sự chú ý của học sinh. Qua tiết dạy, GV học 
được ở cô Yến trong việc tạo cơ hội để tất cả học sinh được trình bày ý kiến và nhận 
sự đóng góp, giúp đỡ từ phía thầy cô và bạn bè. Qua tiết dạy, GV có chú trọng đến 
dạy học phân hóa học sinh, sử dụng phương pháp dạy học linh hoạt phù hợp với bài 
khó giúp HS dễ dàng tiếp cận kiến thức một cách nhẹ nhàng, vui vẻ, thoải mái nhưng 
vẫn khắc sâu được kiến thức.
 Sau đây là một số hình ảnh về tiết dạy: 

File đính kèm:

  • docxvan_dung_chuyen_de_thay_moi_ngu_lieu_trong_giang_day_toan_ga.docx